Một cảnh trong phim “Cánh đồng bất tận”.

Một cảnh trong phim “Cánh đồng bất tận”.

Hôm qua (23-2), chương trình Ngày Điện ảnh Việt Nam 2011 và Giải thưởng Cánh diều 2010 (diễn ra tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 10 đến 13-3) đã được Hội Điện ảnh Việt Nam công bố với một số nét mới.


 

11 phim truyện nhựa dự Cánh diều 2010
Năm nay, phim truyện nhựa (thể loại được công chúng quan tâm nhiều nhất) sẽ dự giải với 11 đại diện, nhiều hơn năm 2009. Danh sách này hội tụ khá đầy đủ những tên phim gây ấn tượng cũng như xôn xao trong làng điện ảnh năm qua như "Long thành cầm giả ca", "Cánh đồng bất tận", "Khát vọng Thăng Long", "Tây Sơn hào kiệt", "Vượt qua bến Thượng Hải", "Giao lộ định mệnh"… Có thể thấy ở đây những phim đã giành giải tại LHP quốc tế Việt Nam lần thứ I, phim được đầu tư công phu về lãnh tụ, phim về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, phim giải trí tết thắng lợi về doanh thu… Nhà sản xuất cũng như đạo diễn các phim dự giải cũng rất đa dạng, từ các đơn vị làm phim nhà nước cho đến hãng phim tư nhân, từ đạo diễn trong nước cho đến các đạo diễn Việt kiều. Tất cả phản ánh tương đối sinh động diện mạo điện ảnh nước nhà thời gian gần đây.

Tiêu chí xét giải cao nhất vẫn là tính nhân văn cũng như khả năng thuyết phục người xem bằng ngôn ngữ điện ảnh. Năm nay, cơ cấu giải có thay đổi: giải khuyến khích sẽ được nhận "bằng khen" và  giải Báo chí - phê bình điện ảnh (độc lập với giải Cánh diều) cho phim truyện nhựa xuất sắc được tổ chức trở lại sau một năm gián đoạn.

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cũng cho biết: Năm nay, phim ngắn sẽ tranh giải Cánh diều với 41 đại diện. Trước đó (từ năm 2003), giải này tổ chức độc lập, người dự thi chủ yếu là bạn trẻ tại các trường điện ảnh TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Để người Việt xem nhiều phim Việt
Đây là năm thứ hai Ngày Điện ảnh Việt Nam (15-3) được tổ chức, các hoạt động vẫn tập trung vào chiếu phim, giao lưu, về nguồn, hội thảo… nhằm cổ vũ người Việt đến với điện ảnh Việt.

Có thể kể đến việc trình chiếu (miễn phí) các tác phẩm điện ảnh tiêu biểu qua các thời kỳ tại các rạp Tháng Tám, Trung tâm Chiếu phim quốc gia, Viện Phim Việt Nam, Hãng phim Tài liệu - Khoa học TƯ từ ngày 12 đến 14-3. Không chỉ là phim mà là câu chuyện đất nước, con người, chuyện điện ảnh một thời của đất nước như "Chị Dậu", "Thung lũng hoang vắng", "Đời cát", "Thương nhớ đồng quê", "Mùa gió chướng", "Hạt lúa vành đai", "Những cô gái Ngư Thủy" và mới nhất là "Nhìn ra biển cả".

Dịp này, Hội Điện ảnh Việt Nam cũng in chuyển sang đĩa hình DVD các phim truyện nhựa và tài liệu của cố NSND Nguyễn Văn Thông, Trần Vũ và Nguyễn Ngọc Quỳnh phục vụ công chúng; tổ chức chuyến đi về nguồn từ TP Hồ Chí Minh về điện ảnh Bưng Biền tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An (ngày 11-3). Bên cạnh đó là hội thảo "Điện ảnh phản ánh hiện thực cuộc sống" (từ ngày 11 đến 12-3 tại TP Hồ Chí Minh).
 

Phim dự giải Cánh diều 2010

Phim truyện nhựa: 11 phim gồm “Tây Sơn hào kiệt” (Hãng phim Lý Huỳnh), “Hoa đào” (Công ty cổ phần Phim truyện I), “Vũ điệu đam mê” (Hãng phim truyện Việt Nam), “Vượt qua bến Thượng Hải” (Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam), “Long thành cầm giả ca” (Hãng phim Giải phóng), “Khát vọng Thăng Long” (Công ty cổ phần Kỷ Nguyên Sáng), “Nhìn ra biển cả” (Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam), “Cô dâu đại chiến”, “Cánh đồng bất tận” (Công ty TNHH BHD và Hãng phim Việt), “Thiên sứ..99” (Hãng phim Phước Sang), “Giao lộ định mệnh” (Saga Film và Star Media Group). Phim truyện video: 19 phim. Phim ngắn: 41 phim. Phim hoạt hình: 9 phim. Phim tài liệu: 7 phim nhựa, 30 phim video. Phim khoa học: 5 phim. Công trình nghiên cứu LLPB: 4 tác phẩm.

Lễ khai mạc Ngày Điện ảnh Việt Nam 2011 và trao giải Cánh diều 2010 diễn ra vào 20h ngày 13-3 tại Nhà hát Hòa Bình, TP Hồ Chí Minh, truyền hình trực tiếp trên VTV2 và VTV4.
Hà Dương

 

 

                                                                              Theo HaNoiMoi

 

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục