Văn hóa rượu cần-nét văn hóa đặc trưng trong lễ hội của người Mường.

Văn hóa rượu cần-nét văn hóa đặc trưng trong lễ hội của người Mường.

(HBĐT) - Hòa Bình một tỉnh với nhiều dân tộc ít người cùng sinh sống, là nơi giàu bản sắc văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và sản phẩm dệt của các dân tộc. Người Mường với “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui” luôn khiến du khách say lòng mỗi khi có dịp ghé qua và thưởng thức. Tỉnh ta có hơn 160 di tích các loại, trong đó có 30 di tích lịch sử văn hoá và danh thắng đã được Bộ VH-TT&DL công nhận di tích cấp quốc gia, UBND tỉnh xếp hạng 20 di tích cấp tỉnh.

 

Những nét đặc trưng về văn hóa của các dân tộc luôn thể hiện qua cuộc sống, lễ hội, trang phục, từng bữa ăn hàng ngày của chính dân tộc đó. Đến với các dân tộc ở Hòa Bình, tìm hiểu về phong tục, tập quán của người dân nơi đây, khám phá những món ăn độc đáo và rất riêng: lợn thui luộc, thịt lợn muối chua, măng chua nấu thịt gà, chả cuốn lá bưởi, món cá nướng đồ, thịt trâu nấu lá lồm, cơm lam, xôi nhiều màu, măng đắng, rau rừng đồ, canh loóng, nước chấm ớt, rượu cần... Các món ăn này ngày nay trở nên phổ biến, đặc biệt tại các khu du lịch đã làm say lòng các du khách một lần tới đây. Những món ăn được các chị, các mế khéo léo bày biện hấp dẫn, bắt mắt, không cầu kỳ cần đến nhiều chén đĩa mà được bày bằng lá...

 

Bên cạnh sức hút từ ẩm thực là những nét độc đáo trong cuộc sống đời thường. Việc phát triển dịch vụ du lịch ở tỉnh hiện nay còn có thể khai thác nét nguyên bản trong các nghề thủ công mà tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm của người Thái và nghề đan    lát của người Mường. Thổ cẩm của người Thái Mai Châu với những tấm chăn, thảm vải, bộ trang phục, khăn áo... mang nét đặc trưng riêng và trở thành một kho tàng văn hóa trong mỗi gia đình người Thái. Các sản phẩm ngày càng phong phú về kiểu dáng và màu sắc. Những sản phẩm thêu, dệt này luôn xuất hiện ở những làng, bản du lịch như: bản Lác, Pom Coọng, Văn, khu du lịch suối khoáng Kim Bôi... Hình ảnh của các cô gái Thái xinh đẹp, miệt mài bên khung cửi, lách cách tiếng thoi đưa, rộn rã vui tai khiến du khách thích thú. Những nét độc đáo, tinh tế ở váy áo của các thiếu nữ các dân tộc luôn khiến du khách tò mò. Những sản phẩm dệt, đan lát không chỉ tạo nên sức hút du lịch đơn thuần mà những sản phẩm này cũng có hiệu quả kinh tế cao. Một số sản phẩm đã có thương hiệu riêng như: thổ cẩm của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu (Mai Châu)... Với lợi thế là một tỉnh giàu tài nguyên, việc phát triển thế mạnh về đan lát các sản phẩm thủ công bằng tre, giang, mây là khá phổ biến.

 

Văn hoá Hoà Bình nổi tiếng với nhiều lễ hội dân gian mang bản sắc dân tộc. Người Mường có các lễ hội nông nghiệp như: hội xuống đồng, cầu mưa, lễ rửa lá lúa, cơm mới, nạ mạ, cầu mát, nhóm lửa, lễ hội chùa Kè, hội đầu xuân của người Mường Bi, Mường Động... Lễ hội ở các vùng Mường không mang rõ tính chất hội mà chủ yếu hướng vào lễ nghi. Lễ hội là sự khởi đầu cho một năm mới, là dịp để người dân bày tỏ lòng kính trọng vị thần đã lập ra mường và cầu cho một năm mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, phát triển. Đây cũng là dịp để người dân giao lưu, gặp gỡ, gạt bỏ những lo toan, vất vả trong cuộc sống thường ngày, thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng. Lễ hội còn thu hút du khách muôn phương về vui hội và tìm hiểu nét sinh hoạt văn hoá đậm bản sắc dân tộc.

 

Những nét đặc sắc về văn hóa của người dân tộc ở tỉnh ta với dàn  cồng chiêng được treo ở vị trí trang trọng trong ngôi nhà, nhà sàn với chín bậc cầu thang ẩn chứa bao ý nghĩa, cọn nước hay những hoa văn trang trí độc đáo, tinh tế trên cạp váy người phụ nữ và đặc biệt hơn nữa đó là những đêm hội rượu cần nghiêng ngả, say lòng bao du khách... Đó chính là điểm hấp dẫn về du lịch văn hóa đối với du khách. Từ đó tạo điều kiện để nơi đây phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Đến với Hòa Bình, du khách còn được hòa mình vào nền văn hóa nghệ thuật, nếp sống nhân văn, thưởng thức các món ăn dân tộc hấp dẫn, tham gia đêm hội múa xòe, hội lửa trại bập bùng suốt đêm và thêm nữa là ngủ nhà sàn.  ở loại hình du lịch cộng đồng này, người dân có thể cung cấp những dịch vụ như: phòng trọ, nấu ăn, dẫn đường, vác đồ, hướng dẫn những công việc nhà nông, bán đồ lưu niệm, những sản vật, món quà độc đáo... Du khách thích thú khám phá những bản, làng xa xôi, nơi có đồng bào các dân tộc sinh sống là vì cảnh quan ở đây còn hoang sơ, những phong tục tập quán của đồng bào còn được lưu truyền, chưa mất đi. Trong những năm gần đây, hình thức du lịch làng bản ngày càng phổ biến. Đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã tổ chức loại hình du lịch làng bản mang tính nguyên sơ, sử dụng những yếu tố tự nhiên và có sẵn trong chính đời sống của bà con.

 

Mỗi vùng đều có những đặc trưng riêng, Hòa Bình - mảnh đất mang đậm bản sắc của các dân tộc phong phú và cũng rất riêng. Với những tài nguyên du lịch nhân văn vốn có đủ sức đưa ngành du lịch tỉnh ta phát triển và cũng từ đó khơi dậy bản sắc mà chỉ con người và mảnh đất nơi đây mới có.

 

                                                                               Bùi Thu

                                                                           (Sở TT&TT)

 

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục