Cảnh trong vở Đêm trắng của Đoàn chèo Tổng cục Hậu cần (nay là Nhà hát chèo Quân đội).

Cảnh trong vở Đêm trắng của Đoàn chèo Tổng cục Hậu cần (nay là Nhà hát chèo Quân đội).

Nhìn lại khái quát những chặng đường của sân khấu Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến nay là một dịp để nhận thức rõ và đầy đủ hơn ý nghĩa lớn lao của cuộc cách mạng này đối với sự tồn tại và phát triển của nền sân khấu Việt Nam.

Cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, là sự ra đời của một nền sân khấu mới. Hàng triệu người Việt Nam yêu nước dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng, kết tụ lại "rũ bùn đứng dậy sáng lòa", xây dựng một Nhà nước kiểu mới của dân, vì dân và do dân. Chính thể mới cùng các tầng lớp nhân dân đã giải thoát mọi trói buộc cho các hình thức nghệ thuật sân khấu vươn mình hòa nhịp với vận hội của dân tộc. 

Cách mạng đã tạo ra những điều kiện, những tiền đề hồi sinh nền sân khấu Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tàn lụi. Với Cách mạng, nghệ thuật sân khấu có cơ hội tắm mình trong sinh hoạt tinh thần của cả dân tộc, trở thành một ngành nghệ thuật quan trọng với hệ thống đơn vị nghệ thuật thuộc các kịch chủng khác nhau từ tuồng, chèo, múa rối, rồi cải lương, kịch dân ca, kịch nói, xiếc được phân bổ rộng khắp từ trung ương đến các địa phương, bộ, ngành chủ quản. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, xuất hiện rộng khắp hoạt động biểu diễn của các đoàn sân khấu xã hội hóa, tạo nên một bức tranh đa dạng của diện mạo sân khấu đương đại, mở ra những thuận lợi và những thách thức cần được nhận thức toàn diện, cụ thể.

Trải qua dặm dài phát triển, sân khấu Việt Nam có lúc được nhà nước phong kiến quan tâm biệt đãi như dưới triều Nguyễn đã cố công đưa nghệ thuật tuồng vào cung đình, dồn sức đắp bồi cho nó trở thành một quốc kịch với nhiều đãi ngộ nhất định. Các hình thức sân khấu khác như chèo, cải lương, kịch nói, xiếc vẫn dẫm chân ở hoạt động nhỏ lẻ, tự phát kiểu phường gánh nay hợp mai tan, ngay cả múa rối vốn có một bề dày lịch sử cũng vẫn dừng lại trong phạm vi  của trò diễn dân gian ở một số địa phương đơn lẻ. Sau Cách mạng Tháng Tám và sự thắng lợi của miền bắc, trên đường tái thiết đất nước, được sự giúp đỡ của các nước trong khối XHCN mà các chuyên gia của bạn bè thế giới có điều kiện đến với giới nghệ sĩ truyền thụ những kinh nghiệm nghề nghiệp và đồng thời nhiều nghệ sĩ trẻ của ta được cử ra nước ngoài làm cơ sở cho việc hình thành đội ngũ nghệ sĩ sân khấu chuyên nghiệp Việt Nam, từ biên kịch, đạo diễn, biểu diễn, lý luận phê bình, mỹ thuật tạo hình sân khấu, âm nhạc sân khấu cho đến kiến trúc nhà hát, kỹ thuật âm thanh, chiếu sáng, v.v. Ðể hoạt động sân khấu thật sự là một nghệ thuật tổng hợp, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các thành phần sáng tạo, tạo nên hiệu quả tác động thống nhất của hình tượng tổng thể là vở diễn. Ðến nay, ngành nghệ thuật sân khấu đã thật sự có được một đội ngũ nghệ sĩ, có ý thức trách nhiệm cao của người nghệ sĩ chiến sĩ, nghệ sĩ công dân cộng với tài năng và trình độ chuyên môn vững vàng đủ khả năng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật vừa có giá trị tư tưởng, độ chân thực và khả năng truyền cảm công chúng. Khá đông nghệ sĩ gặt hái được thành quả trong lao động sáng tạo, được tặng danh hiệu NSND, NSƯT và được trao tặng những giải thưởng khác nhau. Trong công cuộc đổi mới, hội nhập hôm nay, đang tiếp tục đặt  ra cho sân khấu những nhiệm vụ sáng tác, biểu diễn nghệ thuật tương xứng với sự phát triển của đất nước, với tầm vóc và bản lĩnh của con người Việt Nam đứng vững trong thử thách nghiệt ngã, đáp ứng đòi hỏi của công chúng chân chính. 

Sân khấu Việt Nam đã thiết lập mối giao lưu ngày càng chặt chẽ hơn với sân khấu khu vực và thế giới. Gần đây, sân khấu Việt Nam chủ động đăng cai tổ chức liên hoan sân khấu quốc tế,  trong khuôn khổ nhất định vừa với khả năng. Ðáng chú ý là một số cuộc Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế do Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam  tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều đoàn nghệ thuật của các nước tham gia, có tác động thúc đẩy sự tìm tòi, đổi mới nghệ thuật biên kịch, nghệ thuật đạo diễn, nghệ thuật diễn xuất Việt Nam... Một số dự án hợp tác dàn dựng tiết mục và biểu diễn giữa đối tác nước ngoài và đơn vị sân khấu Việt Nam cũng được triển khai thành công, tạo được tiếng vang ở trong nước và ngoài nước. 

Cách mạng trong hàm nghĩa triết học của nó là biểu hiện của sự thay đổi, chuyển hóa lớn lao, triệt để, vừa khước từ, phá bỏ những gì lỗi thời, lạc hậu vừa xác lập những nhân tố mới phù hợp với dòng tiến hóa. Trong tinh thần này, có thể nói ý thức cách mạng còn có tác động thúc đẩy đội ngũ nghệ sĩ sân khấu Việt Nam không ngừng tìm tòi, đổi mới trong lao động sáng tạo nghệ thuật, hướng tới những thành tựu mới mẻ, đồng hành với sự phát triển của đời sống, của xu thế thời đại.

 

                                                                Theo Báo Nhandan

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục