Công cuộc chấn hưng điện ảnh sau vụ thất thoát hàng chục tỉ đồng của Cục Điện ảnh VN và thực trạng đáng buồn của các hãng phim nhà nước, tiêu biểu như Hãng phim truyện VN lại được đặt ra, dù rằng nó đã được khởi động từ lâu, nhưng rồi cứ giẫm chân tại chỗ.

Không mong chờ quá nhiều ở Nhà nước

TS Nguyễn Hữu Thức - Vụ trưởng Vụ Văn nghệ (Ban Tuyên giáo T.Ư) - khẳng định như vậy. Bởi lẽ miếng bánh nhà nước đầu tư chia cho các ngành nghệ thuật không thể tăng lên vì nó gắn với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Có chăng, theo con số Bộ VHTTDL thì đầu tư cho văn hóa đúng ra là phải 1,8% GDP, tuy nhiên nay mới chỉ khoảng trên 1,6%; như vậy có tăng cũng chỉ tăng thêm 0,2% nữa.

Những phim chiến tranh như “Mùi cỏ cháy” vẫn cần được Nhà nước đầu tư?
Những phim chiến tranh như “Mùi cỏ cháy” vẫn cần được Nhà nước đầu tư?

Hơn nữa, trong bối cảnh không chỉ nhiều nghệ sĩ điện ảnh VN kêu than điện ảnh nội đang rớt thê thảm, mà ngay cả nhiều ngành khác như nghệ thuật sân khấu dân tộc (tuồng, chèo) hay cả như văn hóa đọc cũng có ý kiến cho rằng đang “xuống đáy”!

Vì thế việc đầu tư đâu chỉ dành cho điện ảnh, dù ông Thức đồng ý rằng việc chấn hưng điện ảnh là cần thiết và nếu có thể được lãnh đạo cấp trên cho phép thì nên tiến hành cùng lúc với việc bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc.

Ông Thức cũng nhấn mạnh rằng, hiệu quả xã hội của một số phim Nhà nước đầu tư không cao, khuynh hướng thẩm mỹ của một số phim xã hội hóa do tư nhân mua sóng bán cho truyền hình (và thực tế một số phim đã bị dừng chiếu giữa chừng) rất đáng báo động.

Trao đổi ngoài lề, TS Nguyễn Hữu Thức cũng cho rằng, chiến lược phát triển điện ảnh là cực kỳ khó khăn. Có những đơn vị cần, Nhà nước đã và tiếp tục đầu tư như Hãng phim Tài liệu KHTƯ để quay phim phục vụ nhiệm vụ chính trị, nhưng có những đơn vị cần cổ phần hóa hoàn toàn, đơn vị nào cổ phần hóa nhưng Nhà nước giữ vai trò chủ đạo 51%... Rồi việc thành lập tập đoàn điện ảnh, nhà nước khép kín các công đoạn sản xuất - phát hành và chiếu bóng – như ý kiến của ông Đặng Xuân Hải - Chủ tịch Hội Điện ảnh VN - cũng rất hay, nhưng liệu có nhận được sự đồng thuận cao từ các đơn vị sản xuất không và khi nhập vào, yếu tố con người là quan trọng nhất...

Bắt đầu từ việc nhỏ nhất

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn cho biết, bộ cũng đã đề nghị thành lập 3 hội đồng tư vấn trên 3 lĩnh vực: Văn hóa, thể thao và du lịch với những quy chế, cơ chế sinh hoạt cụ thể, trong đó mảng điện ảnh nằm trong văn hóa.

TS Ngô Phương Lan - Phó Cục trưởng thường trực, phụ trách Cục Điện ảnh - cho rằng, công tác chấn hưng điện ảnh là rộng lớn và phức tạp, cần vạch ra những chiến lược cụ thể, nhưng nên bắt đầu từ những việc nhỏ nhất đến lớn nhất, và cần có sự đồng thuận cao của các đơn vị sản xuất phim. Từ việc thực thi Luật Điện ảnh ra đời từ 1.1.2007, đến khi sửa đổi và chính thức có hiệu lực từ cuối năm 2009 để phù hợp với cam kết khi VN gia nhập WTO. Từ thay đổi tư duy duyệt các dự án làm phim (bộ phim trên giấy) chứ không còn là việc duyệt kịch bản nữa.

TS Ngô Phương Lan đưa ra dẫn chứng sự khó khăn khi phải lựa chọn các kịch bản đưa lên Cục Điện ảnh duyệt, vì nó không tập trung vào các mảng đề tài lớn và các mục tiêu cụ thể. Đã đến lúc phải đặt ra các mục tiêu, đề tài cụ thể cho từng năm để các nhà viết kịch bản định hướng cũng như các đơn vị sản xuất phim.

Việc tổ chức LHP quốc gia sắp tới tại Phú Yên là hoạt động hết sức quan trọng, nhân kỷ niệm 40 năm điện ảnh VN, phải làm sao khâu tổ chức chuyên nghiệp hơn, tránh để tình trạng “hội làng” như một số báo đã nêu, cũng như tính học thuật trong các hội thảo tổ chức tại LHP phải cao hơn.

 

                                                                       Theo Báo Laodong

 

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục