Lần đầu tiên, một liên hoan sân khấu (SK) chèo chuyên nghiệp toàn quốc đề tài hiện đại sẽ được tổ chức từ ngày 26/11 – 4/12/2011 tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh Thái Bình - một trong những cái nôi của chèo đồng bằng Bắc bộ. 13 đơn vị nghệ thuật chèo mang tới 16 vở diễn với sự tham gia của hơn 500 nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công đến từ các tỉnh và thành phố. Mục tiêu của Ban tổ chức qua liên hoan này là muốn tiếp thêm sức sống mới cho nghệ thuật chèo – loại hình nghệ thuật SK truyền thống lâu nay vốn chưa được công chúng đón nhận mặn mà.

Khan hiếm tác giả viết chèo

Nhìn con số thống kê những vở diễn tham gia liên hoan chèo lần này bỗng thấy giật mình, trong số 16 vở các đoàn đăng ký dự thì có 4 vở của tác giả Trần Đình Ngôn, 3 vở của tác giả Trần Đình Văn. Thế nhưng điều đó cũng không phải lạ bởi từ lâu, loại hình nghệ thuật chèo đã thiếu vắng hẳn đội ngũ tác giả. Nhìn quanh quẩn chỉ có vài người viết chèo và nếu tính tác giả viết chuyên nghiệp về chèo thì chỉ có duy nhất tiến sĩ Trần Đình Ngôn.
 
 Cảnh trong vở chèo Mệnh lệnh thần kỳ(Nhà hát Chèo VN).
Trên cả nước hiện nay có 18 đơn vị nghệ thuật chèo, cứ tính trung bình mỗi đoàn dựng 2 - 3 vở/năm thì phải cần 40 - 50 kịch bản mới thấy khó mà lấp nổi lỗ hổng thiếu kịch bản của các đơn vị nghệ thuật chèo. Tình trạng chung của các đoàn, nhà hát chèo hiện nay là cực kỳ khó khăn trong việc tìm kịch bản, đọc hàng chục kịch bản mới có thể chọn lựa được một. Nếu chỉ trông chờ vào tác giả viết chèo truyền thống thì vô cùng hiếm hoi, vì thế giải pháp của các đoàn là phải chọn kịch bản viết cho kịch nói, sau đó làm công đoạn chuyển thể sang chèo.

Giải thích cho tình trạng vì sao khan hiếm kịch bản chèo, nhiều người cho rằng vì viết kịch bản cho chèo khó nên các tác giả ngại xông vào địa hạt này. Nghệ thuật chèo không chỉ mang tính ước lệ, cách điệu trong nghệ thuật biểu diễn mà là từ tính cách nhân vật, tức là làm sao đẩy sự kiện, nhân vật tới cái mức phi lý mà khán giả vẫn tin, vẫn chấp nhận được.

Có lẽ vì cái sự khó nên ngại, vì ngại nên lười của các tác giả đã dẫn đến tình trạng khan hiếm kịch bản chèo như hiện nay.

Chèo với đề tài hiện đại

Chèo truyền thống vốn dĩ gắn với các câu chuyện dân gian, ngụ ngôn hoặc đề tài lịch sử, dã sử đã làm nên bản sắc riêng của nghệ thuật chèo Việt Nam. Thế nhưng trong cuộc sống hôm nay, nhu cầu của khán giả khi thưởng thức nghệ thuật biểu diễn nói chung và chèo nói riêng thường muốn các nghệ sĩ đi vào những câu chuyện, những con người gần gũi với họ. Thực tế là mấy năm gần đây, đề tài hiện đại đang là mảnh đất màu mỡ cho chèo bởi sự tiếp nhận của công chúng với những vở chèo đề tài hiện đại dễ dàng hơn và qua khảo sát thì hiệu quả rất lớn. Thế nhưng thật đáng buồn là các vở chèo đề tài hiện đại vẫn vắng bóng ở các đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp. Trong các kỳ liên hoan, hội diễn SK chuyên nghiệp, số vở diễn đề tài hiện đại thường chỉ chiếm tỉ lệ 1/3 - 1/4 tổng số các vở diễn tham dự.

Vì thế, Liên hoan SK chèo chuyên nghiệp toàn quốc đề tài hiện đại lần này là sáng kiến của những người quản lý ngành SK, chuyên chú vào đề tài hiện đại, lấy chất liệu chèo làm phương tiện diễn xuất nhằm lột tả những vấn đề của đời sống đương đại đang được công chúng quan tâm và cũng nhằm khắc phục tình trạng lâu nay vắng bóng các vở chèo đề tài hiện đại.

Hiện nay, SK truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận công chúng, liên hoan sẽ giúp các nhà quản lý đánh giá thực trạng và sự tác động của nghệ thuật chèo về đề tài hiện đại đối với đời sống xã hội trong những năm qua, từ đó có những định hướng phù hợp để chèo hiện đại phát triển, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật chèo trong thời kỳ mới. Lần đầu tiên tất cả các vở chèo tham gia liên hoan cùng phản ánh cuộc sống đương đại chắc chắn sẽ giới thiệu được những khuynh hướng sáng tạo trong nghệ thuật chèo hiện đại, phục vụ công cuộc đổi mới. Liên hoan cũng là cách để tìm ra những giải pháp phát huy và gìn giữ những giá trị văn hóa của nghệ thuật truyền thống, đưa nghệ thuật truyền thống đến với công chúng.

Khai mạc liên hoan chèo chuyên nghiệp toàn quốc đề tài hiện đại sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài THVN vào 20 giờ ngày 26/11/2011.

 

                                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục