Hai NSƯT Khắc Tư và Thuý Ngần biểu diễn bài “Quân tử vu dịch” trong vở chèo “Lưu Bình - Dương Lễ” cho sinh viên Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội.

Hai NSƯT Khắc Tư và Thuý Ngần biểu diễn bài “Quân tử vu dịch” trong vở chèo “Lưu Bình - Dương Lễ” cho sinh viên Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội.

Lại tiếp tục những phản ánh thực trạng. Lại nối dài những “thiết nghĩ, nên chăng, cần phải, rất cần...”. Nếu sau hội thảo diễn ra nhân Ngày di sản văn hoá VN lần này, các nhà quản lý, các đơn vị nghệ thuật và nghệ sĩ sân khấu truyền thống (SKTT) không ráo riết đề đạt và tự lao vào hành động thì chắc... “bèo trên ao lại xô kín mặt nước”!

“Buồn thương” sân khấu...

Trước khi nêu các giải pháp, như mong muốn của nhà tổ chức là “sát sườn”, “cụ thể”, “đúng và trúng”... nhằm cải thiện thực trạng SKTT, những tồn tại “u ám” đều tiếp tục được mổ xẻ, hội thảo “Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống” ngày 23.11 tại Hà Nội đã ghi nhận nhiều bức xúc quanh chính sách đãi ngộ nghệ sĩ, chế độ nhuận bút, sự thiếu hụt kịch bản hay, đạo diễn chuyên nghề, sự lai căng trong dàn dựng, trang trí, sự thiếu cập nhật và yếu kém trong việc tiếp thị của các đơn vị nghệ thuật...

Hai NSƯT Khắc Tư và Thuý Ngần biểu diễn bài “Quân tử vu dịch” trong vở chèo “Lưu Bình - Dương Lễ” cho sinh viên Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội.

PGS-TS Tất Thắng ta thán về việc lưu giữ kịch bản ở các đoàn rất tệ. Chỉ mới vài chục năm mà có khi muốn tìm để dựng lại, phục hồi cũng chẳng tìm ra. Rộng hơn thế, đến nay, một nước được coi là cường quốc sân khấu như VN vẫn chưa có bảo tàng sân khấu. Sự ỳ ạch của SKTT trong tiếp cận xã hội về mặt tổ chức, biểu diễn cũng được nêu lên. PGS-TS Lê Thị Hoài Phương nhận xét, nếp nghĩ và nếp làm của cơ chế bao cấp đã ăn quá sâu vào cách làm việc của lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật. Phần lớn các nhà hát vẫn hoạt động theo kiểu cũ: Hoàn thành nhiệm vụ hằng năm là được.

Những điều nói trên, cùng rất nhiều tồn tại khác dẫn đến những cảnh ngộ trớ trêu - mà như nhạc sĩ Đôn Truyền phê phán - đó là nạn “không chèo, không tuồng” tồn tại lâu nay là hậu quả của sự thiếu trách nhiệm với nghề nghiệp, với nghiệp SKTT của ông cha.

 Thuốc nào chữa bệnh? 

Thực ra, nhiều phương thuốc đã được công bố những năm qua, nhưng việc sử dụng để “cứu” sân khấu còn quá chậm chạp. Nhân hội thảo này, các ý kiến, đề xuất cũ và mới lại tiếp tục gióng lên. NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội NSSK Việt Nam - đưa ra 12 giải pháp. Ông nhấn mạnh, cần đưa nghệ thuật sân khấu trở thành mục tiêu quốc gia, cũng như các mục tiêu khác cho di sản, du lịch, thể thao, điện ảnh... để SKTT được hưởng những nguồn kinh phí không phụ thuộc vào Luật Ngân sách. Cùng với đó là xây dựng hồ sơ trình UNESCO nhằm tôn vinh nghệ thuật SKTT...

GĐ Nhà hát Tuồng Đào Tấn - Bình Định Nguyễn Ngọc Đình tiếp tục đề nghị sửa đổi xếp ngạch viên chức với những người làm nghệ thuật cho phù hợp đặc thù lao động độc hại, nặng nhọc để nghệ sĩ, diễn viên yên tâm làm nghề. GĐ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang Phan Quốc Hùng cho rằng, cần xây dựng chế độ, chính sách với các nghệ sĩ tự do, dùng đòn bẩy kinh tế để tập hợp lực lượng, động viên họ chung sức với các đơn vị nghệ thuật dàn dựng tác phẩm... 

Còn nhiều ý tưởng khác cho vốn cổ, các vở diễn kinh điển, cho đào tạo, tập huấn nghệ sĩ SKTT, rồi âm nhạc, mỹ thuật SKTT...; nhưng sự vắng vẻ của hội thảo cũng cho thấy sự quan tâm chưa nhiều của chính những người trong nghề với nghiệp SKTT của mình. Sau hội thảo, như kỳ vọng của những người tổ chức, mong giải quyết triệt để thực trạng, dư luận tiếp tục chờ xem “những chiếc chìa khoá sẽ mở ổ khoá đang khô dầu” ra sao!

 

                                                              Theo Báo Laodong

Các tin khác


Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục