Thực hiện dự án của Bộ VH-TT&DL về duy trì, tôn tạo, nâng cấp và xây dựng làng Mường cổ, nhân dân xóm ẢI, xã Phong Phú (Tân Lạc) đã khôi phục nghề truyền thống, dạy dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ. Ảnh: Hồng Duyên

Thực hiện dự án của Bộ VH-TT&DL về duy trì, tôn tạo, nâng cấp và xây dựng làng Mường cổ, nhân dân xóm ẢI, xã Phong Phú (Tân Lạc) đã khôi phục nghề truyền thống, dạy dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ. Ảnh: Hồng Duyên

(HBĐT) - Tiếng Mường là cách thức phân biệt hiệu quả nhất dân tộc Mường với các dân tộc anh em khác. Từ xa xưa, tiếng nói dân tộc đã gắn liền với tư tưởng, tình cảm của mỗi con người. Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số sinh sống thì có 53 ngôn ngữ phong phú, đa dạng về mặt ngữ âm và chữ viết. Trong đó có sự đóng góp của tiếng nói dân tộc Mường.

 

Tiếng Mường thuộc ngữ hệ Đông Nam á, nhóm Việt - Mường. Tiếng Mường có nhiều phương ngữ khác nhau nhưng trên cơ sở của phương ngữ Bi, Vang, Thàng, Động là trung tâm cư trú của người Mường, đó cũng là những nơi phát tích của người Mường. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, tiếng Mường Bi có nhiều thanh điệu nhất gồm 6 thanh điệu nhưng lại khó bảo tồn vì không có chữ viết. Tiếng Mường có những đặc điểm gần giống một số tộc người ở miền Trung như Chút, Pọng, Arem và tiếng Mường Bi được xem là phương ngữ tiêu biểu.

 

Trên thực tế, 80% tiếng Mường có thể quy ra tiếng Việt bởi sự khác biệt cơ bản nhất giữa tiếng Mường và tiếng Việt chủ yếu là về mặt ngữ âm nhưng lại có một số từ tương ứng. Do đó có thể dễ dàng nhận thấy, trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều cách gọi của người Mường giống với người dân miền Trung như cách gọi con trâu, hay cách xưng đại từ nhân xưng: tôi - bạn. Điều này là minh chứng cho việc tiếng Mường và tiếng Việt vốn cùng gốc, có quan hệ rất gắn bó.

 

Đồng bào dân tộc Mường cũng sử dụng tiếng Mường để biểu hiện nét văn hóa riêng có trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đôi trai gái khi tỏ tình với nhau thường không dùng những lời lẽ lãng mạn, bay bổng mà thường đặt vấn đề rất thẳng thắn, chân thành, người con trai sẽ nói với bạn gái của mình rằng “hlo hao rla”, nghĩa là: anh thích em, anh muốn em và nếu như người con gái đồng ý họ sẽ nên đôi lứa. Ba từ ngữ thiêng liêng của các đôi trai gái yêu nhau được người Mường nói ở mức độ nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn chan chứa tình cảm và có một ý nghĩa sâu sắc. Điều này được tạo nên bởi sự chi phối của lối sống làng bản, cộng đồng nên người Mường thường diễn đạt các ý muốn của bản thân ngắn gọn, cô đọng và chân thành. Trong phát ngôn, họ không bao giờ quên đi vai vế trong gia đình, dòng tộc của mình. Dường như sử dụng ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc mình để cùng trao đổi, cùng bàn luận, người Mường cảm nhận được sự gần gũi, gắn bó chặt chẽ hơn.

 

Tuy nhiên, những năm gần đây, tiếng Mường dần được sử dụng ít trong các thế hệ thanh niên trẻ. TS văn hóa Nguyễn Thị Hồng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: Việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc được đánh giá trên ba tiêu chí: giảng dạy trong trường học, sử dụng trong gia đình và sử dụng trong sinh hoạt cộng đồng. Đối với tiếng Mường, việc đưa vào giảng dạy trong trường học khá khó khăn bởi ngôn ngữ Mường được chuyển tải bằng tiếng nói, không có chữ viết, hiện nay, chủ yếu được ghi chép lại theo lối phát âm hàng ngày. Việc sử dụng tiếng Mường trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày tại các cộng đồng có dân tộc Mường sinh sống vẫn diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, trong một gia đình, bước sang thế hệ thứ ba hiện tượng không biết hoặc có thể nghe được mà không nói được tiếng nói dân tộc Mường đã xuất hiện nhiều. Việc mất dần tiếng nói dân tộc biểu hiện cụ thể ở việc các xã Tiến Xuân, Yên Bình (nay đã sáp nhập vào Hà Nội), Yên Quang, huyện Lương Sơn là các xã có đông hộ dân là người dân tộc Mường sinh sống. Đến nay, tại các xã trên, hầu như ít sử dụng tiếng Mường trong sinh hoạt hàng ngày. ông Bùi Văn Thảo, một người dân ở xã Yên Quang (Lương Sơn) cho biết: Chúng tôi chỉ sử dụng tiếng Mường trong một số trường hợp, còn đa số sử dụng tiếng phổ thông. Mấy đứa trẻ đi học xa nhà về cũng quên hết mất tiếng dân tộc mình rồi.

 

Xã hội ngày càng phát triển và việc giao thoa, tiếp cận các tiếng nói của dân tộc anh em khác là điều không tránh khỏi. Do đó, việc giữ gìn và phát huy tiếng nói dân tộc Mường là cần thiết nhưng muốn làm được điều đó phải xuất phát từ ý thức lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong mỗi người con xứ Mường.

 

 

                                                                         Mai Hoa

                                                                    (Hội CTĐ tỉnh)

 

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục