(HBĐT) - Một "cuộc chiến kinh tế” được cho là có thể hình thành sau khi Tổng thống Mỹ D.Trump "cấm cửa” đối với các công ty làm ăn với Iran. Hàng loạt công ty nước ngoài lớn đã và đang rời khỏi Iran nhằm tránh đòn trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, cả Iran và một số đối tác, trong đó có châu âu, vẫn kiên quyết duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran, cũng như dùng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ lợi ích kinh tế trước đe dọa trừng phạt của Mỹ.

Một số nhà phân tích đặt ra tình huống về một cuộc chiến tranh "nóng” giữa Iran và Mỹ sau khi quan hệ hai nước liên tục bị đẩy lên căng thẳng. Tuy nhiên, lãnh tụ tinh thần tối cao Iran, éại giáo chủ A.Khamenei khẳng định, sẽ không có chiến tranh hay đàm phán với Mỹ. Đây là quan điểm cứng rắn từ phía Iran sau khi Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia Hồi giáo. Đại giáo chủ Khamenei khẳng định, những biện pháp trừng phạt của Mỹ không gây tác động đối với các vấn đề hiện nay ở Iran. Tuy nhiên, thực tế, lệnh trừng phạt của Mỹ đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế vừa mới phục hồi chưa được bao lâu của Iran, kể từ sau khi thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) mà nước này ký với các cường quốc nhóm P5+1 hồi năm 2015 có hiệu lực. Dư luận đặc biệt quan ngại về khả năng của đồng nội tệ rial của Iran, vốn mất khoảng 50% giá trị kể từ tháng 4 vừa qua.

Với mục tiêu gây sức ép tối đa về kinh tế đối với Iran, gói trừng phạt thứ nhất của chính quyền Trump nhắm vào các giao dịch mua USD, kim loại quý và những mặt hàng xuất khẩu của Iran. Gói thứ hai nhằm "triệt tiêu” nguồn thu từ dầu mỏ của quốc gia Trung éông, dự kiến có hiệu lực vào tháng 11 tới. Nền kinh tế Iran đang hứng chịu những khó khăn như tỷ giá hối đoái sụt giảm, thị trường tài chính rối ren và giá cả tăng cao. Đối phó cuộc khủng hoảng tài chính, Iran đã gấp rút đưa ra dự luật cứu trợ tài chính để ngăn đồng rial tiếp đà lao dốc. Iran đã cấm xuất khẩu hơn 10 loại sản phẩm nông nghiệp để bảo đảm cung cấp cho thị trường trong nước. Có nhà phân tích nhận định, "trong con mắt của các nước bên ngoài, Iran đã khởi động mô hình kinh tế thời chiến”. Mới đây, quốc gia Hồi giáo tiếp nhận năm máy bay mới từ công ty sản xuất máy bay ATR liên doanh giữa Pháp và Italy.

Trước sức ép của Mỹ, có nhiều đồn đoán về khả năng Iran sẽ bị buộc quay lại bàn đàm phán sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran. Tuy nhiên, giới chức Iran nhiều lần bác bỏ khả năng tiến hành các cuộc đàm phán này cho rằng Mỹ không còn đáng tin sau khi nước này vi phạm những cam kết trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân. éể chứng tỏ sẵn sàng cho mọi tình huống, Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập quân sự ở vùng Vịnh để đối phó những mối đe dọa tiềm tàng. Bất chấp chương trình tên lửa của Iran là nguyên nhân chủ yếu gây ra căng thẳng giữa nước này với Mỹ, Iran mới đây công bố loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn thế hệ mới Fateh Mobin sản xuất trong nước. Iran nhấn mạnh, sức ép và cuộc chiến tranh tâm lý nhằm vào Iran càng dữ dội thì quyết tâm của họ tăng cường sức mạnh quốc phòng về mọi mặt càng lớn.

Châu âu cũng bị đẩy vào thế đối đầu với Mỹ liên quan thỏa thuận hạt nhân Iran. éại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại châu âu F.Mogherini tuyên bố, châu âu tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng cường làm ăn với Iran. Chính phủ éức đã lên tiếng bày tỏ phản đối những biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran, cho rằng điều này vi phạm luật pháp quốc tế. éức cảnh báo quyết định của Tổng thống Mỹ có thể làm gia tăng bất ổn tại Trung éông và thúc đẩy các thế lực cực đoan trong khu vực. Trong khi đó, các công ty châu âu có nguy cơ thua lỗ hàng chục tỷ ơ-rô trong những thương vụ với Iran. Mặc dù Liên hiệp châu âu (EU) bảo đảm kích hoạt "Quy chế phong tỏa” nhằm bảo vệ các công ty châu âu khỏi lệnh trừng phạt của Mỹ, song nhiều công ty lớn đã vội vàng rút khỏi Iran bởi họ không muốn bị rơi vào những tranh cãi với Mỹ.

Hiện nhiều quốc gia châu âu cũng như Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đều phản đối các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Iran, bởi cho rằng chính sách của Mỹ đối với quốc gia Hồi giáo sẽ tác động tiêu cực tới tình hình an ninh khu vực và quốc tế, gây ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các nước này. Iran cũng đã sẵn sàng cho một cuộc chiến kinh tế với Mỹ được dự báo sẽ vô cùng khốc liệt.

Vũ Tùng (TH)


Các tin khác


Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Tiến tới chấm dứt các phương thức nấu ăn gây hại cho sức khỏe con người, khí hậu

Ngày 14/5, đại diện của 50 quốc gia sẽ nhóm họp tại Pháp để thảo luận về thực trạng thiếu khả năng tiếp cận các phương pháp nấu ăn sạch trên toàn thế giới vốn là nguyên nhân gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm và khiến Trái Đất ấm lên.

Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục