Chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên kể từ khi Tổng thống Brazil J.Bolsonaro nhậm chức hồi đầu năm 2019 là tới Mỹ. Chuyến thăm không chỉ thúc đẩy và mở rộng hơn nữa hợp tác chính trị, thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất tây bán cầu, mà còn định hướng tầm phát triển mới của quan hệ đồng minh Brazil - Mỹ. 


Nâng tầm quan hệ đồng minh Brazil - Mỹ

Tổng thống Brazil J.Bolsonaro và Tổng thống Mỹ D.Trump họp báo sau hội đàm.

Tổng thống Brazil J.Bolsonaro bày tỏ sự hài lòng về những ủng hộ mà Tổng thống Mỹ D.Trump dành cho Brazil, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung mà chính phủ hai nước cùng chia sẻ. Tổng thống Brazil tái khẳng định cam kết từng đưa ra, đó là tăng cường hợp tác song phương với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó Brazil ưu tiên mở rộng hợp tác với Mỹ, bởi mối quan hệ này "ngày càng quan trọng”. Hai bên nhấn mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế - thương mại, năng lượng, du lịch, quân sự, đến các vấn đề khu vực và thế giới. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Brazil. Là nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ Latinh, Brazil đang vấp phải khủng hoảng kinh tế nhiều năm qua, vì vậy những hợp đồng kinh tế mới, trong đó có các khoản đầu tư lớn từ Washington, được coi là động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế Brazil.

Tổng thống Mỹ D.Trump cũng nhận định, mối quan hệ giữa Mỹ và Brazil trở nên "gần gũi hơn bao giờ hết”. Người đứng đầu Nhà trắng cho biết, Mỹ sẵn sàng nâng cao vị thế đồng minh của Brazil và tiến tới coi Brazil là một "đồng minh lớn” ngoài NATO. Lãnh đạo Nhà trắng còn cho rằng, Brazil thậm chí có cơ hội gia nhập NATO. Tuy hai nước còn phải thảo thuận nhiều về kế hoạch này, song với việc Washington trao cho Brasilia quy chế đối tác lớn ngoài NATO, đồng nghĩa Brazil có quyền tiếp cận ưu tiên hơn tới nguồn vũ khí và công nghệ quân sự Mỹ, tham gia các cuộc tập trận và các hoạt động chống khủng bố chung với Mỹ, cùng các nước NATO.

Tổng thống Brazil J.Bolsonaro được cho là có những tư tưởng tương đồng với người đồng cấp Mỹ, khi công khai ủng hộ chính quyền Washington đương nhiệm trong việc từ bỏ các tổ chức đa phương. Theo nhận định của các chuyên gia, chính quyền Tổng thống J.Bolsonaro ưu tiên hợp tác với Mỹ hơn là các cơ chế hợp tác khác, như Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), hay nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Nhân chuyến thăm Washington của Tổng thống J.Bolsonaro, Brazil và Mỹ tiến tới hoàn tất thỏa thuận công nghệ, theo đó cho phép các công ty Mỹ thực hiện phóng các vệ tinh thương mại từ căn cứ quân sự ở bang miền nam Maraanhao của Brazil. Một thỏa thuận tương tự từng bị cơ quan lập pháp của Brazil phong tỏa trong quá khứ với lý do thỏa thuận có thể gây ảnh hưởng chủ quyền Brazil.

Tổng thống Brazil một lần nữa thể hiện sự ủng hộ những bước đi của Tổng thống Mỹ trong chính sách về nhập cư, gồm cả việc xây dựng bức tường biên giới với Mexico. Brazil cũng nhất trí với Mỹ về các biện pháp trừng phạt để gây sức ép lên Venezuela. Tổng thống J.Bolsonaro nhắc tới khả năng cho phép quân đội Mỹ được hiện diện trên lãnh thổ Brazil, sát biên giới với Venezuela, với lý do cuộc khủng hoảng tại Venezuela có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới các nước lân cận, trong đó có Brazil.

Việc ứng cử viên phe cánh hữu theo chủ nghĩa dân túy J.Bolsonaro chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Brazil hồi cuối năm 2018 đã tạo bước ngoặt lớn trên chính trường quốc gia Nam Mỹ này. Có thời điểm Tổng thống Mỹ D.Trump nhắc tới việc bổ sung Brazil vào danh sách các đối tác thương mại không công bằng với Mỹ, thậm chí chỉ trích Brazil là một trong những "đối tác khó làm ăn” nhất trên thế giới. Song, chuyến thăm Washington lần này của Tổng thống J.Bolsonaro đã khởi đầu cho kế hoạch đầy tham vọng trong mối quan hệ Brazil - Mỹ.

Tổng thống Brazil J.Bolsonaro kỳ vọng việc cải thiện quan hệ với Mỹ sẽ giúp Brazil giải quyết nhiều thách thức trong nước, như góp phần khôi phục đà tăng trưởng của nền kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, lập lại an ninh biên giới…

                                                                                 Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Tiến tới chấm dứt các phương thức nấu ăn gây hại cho sức khỏe con người, khí hậu

Ngày 14/5, đại diện của 50 quốc gia sẽ nhóm họp tại Pháp để thảo luận về thực trạng thiếu khả năng tiếp cận các phương pháp nấu ăn sạch trên toàn thế giới vốn là nguyên nhân gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm và khiến Trái Đất ấm lên.

Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục