Quân đội Ukraine có thể phải lựa chọn giữa cuộc chiến tiêu hao hoặc đóng băng xung đột trong bối cảnh khả năng giành chiến thắng trước các lực lượng Nga không cao.


Ảnh minh họa: UNIAN

Nhận định với hãng thông tấn độc lập UNIAN (Ukraine) ngày 20/11, Valery Pekar, giảng viên Trường Đại học Quốc gia Kyiv-Mohyla cho rằng trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine rơi vào thế giằng co, bế tắc và không bên nào có những đột phá mang tính bước ngoặt, Kiev đang đối mặt với thực tế cùng một số kịch bản trong thời gian tới. 

Về thực tế trên chiến trường hiện nay, ông Pekar cho rằng có một số vấn đề đáng lưu ý: 

Thứ nhất, cuộc giao chiến giành quyền kiểm soát vị trí sẽ kéo dài và không dẫn đến thay đổi đáng kể nào. Theo các nhà phân tích quân sự, năng lực phòng thủ của mỗi bên vượt quá khả năng tấn công của bên kia.

Thứ hai, việc Moskva lựa chọn chiến lược chiến tranh tiêu hao, trong đó Nga có nguồn lực mạnh hơn so với Ukraine. Ukraine phụ thuộc vào các đối tác phương Tây mà lập trường của họ có thể thay đổi sau các cuộc bầu cử sắp tới (ví dụ: bầu cử thổng thống Mỹ và Nghị viện châu Âu đều diễn ra trong năm 2024).

Do đó, Ukraine có các lựa chọn sau:

Một là tiếp tục cuộc chiến tranh tiêu hao. Đây là kịch xấu nhất và cho đến nay mọi thứ đang diễn ra theo quỹ đạo đó. Sự thay đổi quyền lực ở phương Tây sẽ dẫn đến suy giảm ủng hộ đến mức Ukraine không thể tiếp tục giao tranh và buộc phải đàm phán hòa bình theo các điều kiện có lợi cho Nga.

Ngay cả khi sự ủng hộ chính trị vẫn ở mức hiện tại, tình trạng căng thẳng trên thế giới gia tăng sẽ làm mất tập trung vào Ukraine và khả năng cung cấp vũ khí của phương Tây sẽ bắt đầu cạn kiệt, đặc biệt là khi nền kinh tế Mỹ hoặc EU gặp khó khăn. Trong khi đó, Ukraine không có khả năng tự trang bị vũ khí hiện đại, mặc dù nước này phải thực hiện mọi bước có thể theo hướng này.

Trên thực tế, kịch bản này đồng nghĩa với việc Ukraine thất bại. Về chính trị trong nước, Ukraine cũng gặp vấn đề vì không thể tổ chức bầu cử trong tình trạng thiết quân luật kéo dài.

Hai là "đóng băng xung đột". Trong kịch bản này, phương Tây tiếp tục duy trì hỗ trợ cho Ukraine ở mức gần như hiện tại nhằm ngăn chặn thất bại của Ukraine.

Nhận thấy khó có thể đạt được thành công, các đồng minh phương Tây đang thúc đẩy Ukraine đàm phán để đóng băng xung đột, đồng thời gây nhiều áp lực lên Nga, nhưng nhiều yếu tố có thể thay đổi tình hình. Người khởi xướng các cuộc đàm phán có thể sẽ là Tổng thống Mỹ Joe Biden vào mùa xuân hoặc mùa hè năm 2024.

Sau khi xung đột bị đóng băng, cả hai bên vẫn tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo, diễn ra trong 5 năm (tối thiểu 3 năm, tối đa là 7 năm). Xung đột đóng băng sẽ dẫn đến việc Ukraine dỡ bỏ thiết quân luật và các cuộc bầu cử được tổ chức, trong đó có khả năng những gương mặt mới giành chiến thắng, đại diện cho một tiến trình hiện đại hóa toàn diện.

Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo, Nga có cơ hội rút kinh nghiệm từ những bài học của năm 2022 cũng như 2023 và Ukraine có cơ hội hiện đại hóa đáng kể (không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn về mặt thể chế). Trong trường hợp tốt nhất, Ukraine hiện đại hóa tốt đến mức Nga phải cảnh giác tấn công. Trong trường hợp xấu nhất, Ukraine chuẩn bị không tốt, và cuộc tấn công của Nga sẽ dẫn đến việc Ukraine thất bại, sau đó thành lập một chế độ thân thiện với Nga.

Ba là, Ukraine chiến thắng. Ukraine sẽ thuyết phục được các đồng minh phương Tây rằng việc đánh bại Nga là một kịch bản có thể chấp nhận và thực hiện được. Theo đó, viện trợ tăng mạnh đến mức có thể giúp Ukraine thực hiện thành công cuộc phản công tiếp theo, giành lại quyền kiểm soát nhiều khu vực, đóng băng phần còn lại ở phía Đông cho đến thời điểm thuận lợi hơn. Tiếp theo, Ukraine gia nhập NATO và nhận được rất nhiều nguồn tài trợ để phục hồi và phát triển kinh tế. 

Tuy nhiên, chuyên gia Pekar cho rằng kịch bản "chiến thắng” ít có khả năng xảy ra nhất, bởi nó đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và kỹ năng đàm phán mà Ukraine hiện không có. 

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Tiến tới chấm dứt các phương thức nấu ăn gây hại cho sức khỏe con người, khí hậu

Ngày 14/5, đại diện của 50 quốc gia sẽ nhóm họp tại Pháp để thảo luận về thực trạng thiếu khả năng tiếp cận các phương pháp nấu ăn sạch trên toàn thế giới vốn là nguyên nhân gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm và khiến Trái Đất ấm lên.

Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục