Thủ tướng Nga Vladimir Putin tỏ ra “rất thất vọng” trước nạn tham nhũng và gia đình trị thâm căn cố đế trong ngành điện lực. Ông tuyên bố mở một chiến dịch điều tra quy mô.

 

Các cuộc biểu tình cho thấy người dân Nga đã quá bức xúc với tình trạng tham nhũng tràn lan ước tính đến 300 tỉ USD - Ảnh: AFP

Theo Itar-Tass, trong cuộc họp ngày 19-12 tại Siberia, Thủ tướng Putin khẳng định vấn đề bức xúc nhất trong ngành điện lực Nga là lãnh đạo các tập đoàn nhà nước đã lũng đoạn toàn bộ cơ cấu thương mại công ty bằng cách thành lập các công ty “sân sau” và rửa tiền bằng cách chuyển tài sản tập đoàn vào các quỹ ở nước ngoài.

Ông ra lệnh cho Bộ Phát triển kinh tế, Bộ Năng lượng phải điều tra sự tồn tại của các quỹ bí mật ở nước ngoài và số lượng các công ty “sân sau” của giới lãnh đạo ngành điện lực. Kết quả điều tra phải được trình lên văn phòng thủ tướng trong vòng hai tháng tới. “Nếu muốn có một môi trường đầu tư lành mạnh, chúng ta không thể dung thứ tình trạng công ty “sân sau” và nạn rửa tiền” - ông nhấn mạnh.

Cứ 2 quan chức thì có 1 người có công ty “sân sau”

Theo kết quả điều tra của Bộ Năng lượng, gần như toàn bộ ngành điện lực đang nằm trong tay “các nhóm gia đình” có dây mơ rễ má với quan chức đứng đầu các tập đoàn lớn của nhà nước. Còn theo Thủ tướng Putin, như Itar-Tass cho biết “trong 352 lãnh đạo của các tập đoàn điện lực nhà nước ở các vùng Urals, Bắc Caucasus và Tây Siberia có đến 169 quan chức, tức cứ hai người thì có một người dính đến 385 công ty thương mại”.

Các giám đốc đầy quyền lực này quản lý các công ty nhà nước theo kiểu “gia đình trị”. Các thành viên trong gia đình họ nắm các công ty con, bao trọn dịch vụ hỗ trợ cho các tập đoàn điện lực để thu lợi lớn.

Danh sách đen các nhân vật và gia đình lũng đoạn ngành điện lực Nga dài dằng dặc. Chỉ đơn cử: gia đình cựu tổng giám đốc Công ty điện lực vùng Bắc Caucasus Magomed Kaitov kiểm soát toàn bộ hệ thống điện khu vực. Ở vùng Tây Siberia, người nhà của một số giám đốc Công ty điện lực Tyumenenergo thành lập nhiều công ty “sân sau” cung ứng dịch vụ cho Tyumenenergo.

Tương tự, giám đốc Tập đoàn Energostroi là Alexei Sannilov cùng người thân trong gia đình thành lập một mạng lưới kiểm soát toàn bộ hệ thống sản xuất và truyền tải điện của Energostroi. Nhật báo Kommersant mới đây cho biết gia đình của ông Dmitry Ponomaryov, chủ tịch Hội đồng Thị trường vì sự phát triển hệ thống bán sỉ và bán lẻ điện, cũng bị cáo buộc sở hữu nhiều công ty “sân sau”, kể cả kiểm soát trên thực tế sàn giao dịch năng lượng Matxcơva.

Các gia đình này, như báo Vedomosti cho biết đã bí mật chuyển lợi nhuận kinh doanh ra khỏi nước Nga thông qua các quỹ và tài khoản bí mật ở nước ngoài. Bằng cách này, nạn chảy máu tiền đã tăng mức kỷ lục trong năm 2011. Theo thống kê của chính quyền Matxcơva, từ tháng 1 đến nay, 74 tỉ USD đã bị tuồn khỏi nước Nga, tức gấp đôi so với năm 2010.

Mới đây, Thủ tướng Putin cáo buộc Tập đoàn nhà nước RusHydro trong vòng vài năm đã cho một công ty ở Cyprus vay hàng tỉ USD và mua cổ phiếu có lãi suất bằng 0 của công ty này.

Ông Putin: “Toàn thể nước Nga bức xúc”

Theo Itar-Tass, Thủ tướng Putin tuyên bố cần thu hồi tài sản Nga từ các quỹ và tài khoản nước ngoài, công bố thông tin về thu nhập và tài sản của lãnh đạo các tập đoàn điện lực cũng như người nhà của họ. Ông Putin cũng ra lệnh điều tra làm rõ thủ đoạn rửa tiền của lãnh đạo các tập đoàn điện lực. Theo Hãng tin Bloomberg, ngay sau tuyên bố của ông Putin, giá cổ phiếu các tập đoàn điện lực Nga đồng loạt giảm 2%.

Thủ tướng Putin yêu cầu điều tra cả các tập đoàn nhà nước lớn trong nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng. Danh sách này bao gồm những cái tên khổng lồ như Hãng dầu khí Gazprom, Transneft, Công ty Đường sắt Nga, Công ty vận tải dầu khí Sovcomflot, Ngân hàng VEB, Ngân hàng VTB, Sberbank và Tập đoàn năng lượng hạt nhân nhà nước Rosatom...

Ông Putin khẳng định kể cả ở những tập đoàn không có dấu hiệu vi phạm pháp luật cũng tồn tại tình trạng xung đột lợi ích. Ở các công ty này, các “quyết định thay đổi nhân sự” là cần thiết. “Không phải nhà chức trách mà là người dân thúc đẩy việc điều tra - ông Putin nhấn mạnh - Toàn thể nước Nga đang bức xúc”.

Ông Putin khẳng định sẽ không tha thứ cho bất kỳ quan chức nào vi phạm luật pháp. Nếu tham nhũng, thống đốc hay thứ trưởng cũng sẽ bị tống vào tù.

Tuy nhiên, kết quả của chiến dịch chống tham nhũng này vẫn còn phải chờ xem. Dư luận đang tự hỏi làm sao chính quyền có thể điều tra xuể nhiều tập đoàn lớn như vậy. “Sẽ phải chờ xem đây chỉ là lời nói hay một nỗ lực thật sự theo mô hình mới Putin 3.0 - Đài truyền thanh Kommersant FM dẫn lời doanh nhân Alexander Lebedev thuộc Tập đoàn NRC - Ở Nga, chẳng có công ty nhà nước nào không tham nhũng cả”.

Ông dẫn chứng: “Hai năm trước Tổng thống Dmitry Medvedev cũng yêu cầu điều tra các tập đoàn nhà nước nhưng chẳng có kết quả gì”.

 

                                                             Theo TuoiTre

Các tin khác


Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Tiến tới chấm dứt các phương thức nấu ăn gây hại cho sức khỏe con người, khí hậu

Ngày 14/5, đại diện của 50 quốc gia sẽ nhóm họp tại Pháp để thảo luận về thực trạng thiếu khả năng tiếp cận các phương pháp nấu ăn sạch trên toàn thế giới vốn là nguyên nhân gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm và khiến Trái Đất ấm lên.

Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục