Liên quan tới khoản tiền gần 200 tỷ đồng chăm sóc khách hàng của OceanBank mà Nguyễn Xuân Sơn đã khai nhận đưa cho nguyên Kế toán trưởng PVN, ông Quỳnh thừa nhận có nhận tiền từ Nguyễn Xuân Sơn nhưng tổng số tiền chỉ là 20 tỷ đồng.

Ngày 21-6, sau nửa ngày tạm dừng, phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) và 6 bị cáo trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” liên quan tới việc gây thiệt hại 800 tỷ đồng của PVN đầu tư vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) tiếp tục phần xét hỏi.

Trước tòa, bị cáo Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng, kiêm Trưởng ban Tài chính PVN) thừa nhận bản thân đã trực tiếp tham gia vào việc góp vốn (100 tỷ đồng) lần thứ 3 của PVN vào OceanBank.

Theo ông Quỳnh, trong quá trình góp vốn này, bản thân đã nhận tài liệu, báo cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN) và chỉ đạo chuyên viên thực hiện việc soạn thảo các văn bản 124, 131 trình cấp trên ký để HĐTV của PVN ra Nghị quyết 4266 điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ của OceanBank.

Ông Quỳnh cũng khai nhận trong văn bản báo cáo gửi Nguyễn Xuân Sơn nêu rõ nguồn vốn chủ yếu lấy từ phần chia cổ tức. Trong các văn bản ông Quỳnh ký đều đề nghị HĐTV phê duyệt cho phép được góp vốn, trong đó có việc ký ủy nhiệm chi 100 tỷ đồng. 


Bị cáo Ninh Văn Quỳnh tại tòa 

Tiếp tục trả lời Hội đồng xét xử, ông Quỳnh cho biết, vào thời điểm đề xuất chuyển tiền, tăng vốn điều lệ của PVN 100 tỷ đồng vào OceanBank, bản thân có biết HĐTV PVN đã có nghị quyết phê duyệt thông qua phương án sản xuất kinh doanh đầu tư ra ngoài và không đề cập phương án tăng vốn điều lệ cho OceanBank.

Lý giải việc này, nguyên Kế toán trưởng PVN cho rằng, do năng lực chuyên môn bản thân còn hạn chế nên không phát hiện việc Ban tổng giám đốc và HĐQT PVN góp vốn vào OceanBank có sai phạm, đặc biệt từ năm 2008 đến 2011, thời điểm PVN bị thanh tra, kiểm tra cũng không có văn bản báo cáo lên cơ quan tài chính cấp trên theo quy định Luật Kế toán.

Hơn nữa, tại thời điểm đề xuất góp vốn và ký chuyển tiền khi Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1-1-2011, bản thân không tham mưu, đề xuất với Ban tổng giám đốc, HĐTV của PVN.

Đáng chú ý, liên quan tới khoản tiền gần 200 tỷ đồng chăm sóc khách hàng của OceanBank mà Nguyễn Xuân Sơn đã khai nhận đưa cho nguyên Kế toán trưởng PVN, ông Quỳnh thừa nhận có nhận tiền từ Nguyễn Xuân Sơn nhưng tổng số tiền chỉ là 20 tỷ đồng.

Lý giải về việc nhận số tiền rất lớn như vậy, ông Quỳnh cho rằng số tiền này không phải được lấy từ số tiền OceanBank chia cho PVN và việc bị cáo Sơn đưa tiền cho Quỳnh là để tạo điều kiện cho OceanBank hoạt động tốt hơn.

Ông Quỳnh thừa nhận, sau khi nhận tiền từ Sơn đưa đã không nộp cho PVN mà sử dụng vào mục đích cá nhân, trong đó chi một phần gửi tiết kiệm, cho con đi du học, mua nhà, mua xe.

Tiếp tục trình bày về lý do kháng cáo, bị cáo Ninh Văn Quỳnh cho rằng, bản thân chỉ tham gia trực tiếp vào lần góp vốn thứ 3 và đã đưa ra những chứng cứ ngoại phạm nhưng không được cấp sơ thẩm xem xét.

Đối với hành vi nhận tiền từ Nguyễn Xuân Sơn, ông Quỳnh thừa nhận đã chiếm đoạt nhưng đã thành khẩn khai báo, hối hận và gia đình cũng đã khắc phục hoàn toàn.

Trong khi đó, trả lời HĐXX phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tiếp tục khẳng định đã đưa cho Ninh Văn Quỳnh 180 tỷ đồng, trong đó có 1 căn hộ chung cư đứng tên con trai của Quỳnh.

Tiền mua nhà này được Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank) trừ vào số tiền lẽ ra phải đưa ông Sơn để chăm sóc khách hàng. Bị cáo Sơn cũng cho biết, số tiền đưa cho Quỳnh là để chăm sóc khách hàng với ý nghĩa nâng cao mối quan hệ giữa OceanBank và khách hàng.

Trước đó, trong bản án sơ thẩm, bị cáo Ninh Văn Quỳnh đã bị tuyên phạt 7 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và 16 năm tù về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Ninh Văn Quỳnh chấp hành hình phạt chung cho hai tội là 23 năm tù. 

 

                TheoSGGP

Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục