(HBĐT) -Với địa hình chủ yếu là đồi núi, Kim Bôi được xem là địa phương có tiềm năng, lợi thế trong sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là nguồn đá vôi với trữ lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chế biến vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập. Thực tế đó đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ về công tác quản lý khai thác khoáng sản, đặc biệt là hoạt động khai thác đất, đá, cát, sỏi trong sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động và phòng - chống ô nhiễm môi trường.

Theo báo cáo của UBND huyện Kim Bôi, hiện nay, trên địa bàn huyện có 4 mỏ khai thác đất tại các xã: Bắc Sơn, Sơn Thủy, Hùng Tiến, Mỵ Hòa. Trong đó có 3 mỏ trong thời hạn giấy phép khai thác, 1 mỏ đã ngừng khai thác do hết thời hạn giấy phép. Đối với khai thác đá, toàn huyện có 5 mỏ được cấp phép và đang hoạt động tại các xã: Vĩnh Tiến, Bắc Sơn, Kim Bình, Cuối Hạ, Kim Truy. Các mỏ khai thác đá được cấp phép với quy mô nhỏ, diện tích từ 4 - 6 ha, quy mô công suất khai thác dưới 100 nghìn m3. Đối với hoạt động khai thác cát, từ năm 2015 đến nay, không có doanh nghiệp nào được cấp phép khai thác cát, sỏi trên lưu lực sông Bôi và các nhánh phụ. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng người dân tự khai thác cát, sỏi nhỏ lẻ theo hộ gia đình bằng phương pháp thủ công.


Nhiều doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn huyện vẫn chưa thực hiện khai thác đá cắt tầng theo quy định. 

Đánh giá về hoạt động khai thác đá, cát, sỏi trên địa bàn huyện Kim Bôi, đồng chí Nguyễn Việt Hòa, Trưởng phòng TN &MT huyện cho biết: Tồn tại lớn nhất hiện nay chính là việc chấp hành các quy định về khai thác đá. Còn nhiều mỏ không khai thác cắt tầng, không làm đường lên núi để cắt tầng, khai thác không đúng quy trình, thiết kế mỏ nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động, sạt lở đất, đá. ý thức chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các đơn vị khai thác khoáng sản chưa cao. Công tác xử lý môi trường mang tính chất đối phó nên ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường không khí. Ngoài các vấn đề về khai thác đá, hoạt động cải tạo, hạ thấp mặt bằng, san gạt đất nông nghiệp còn diễn ra trái phép. Nhiều hộ dân không báo cáo cơ quan chức năng do lo sợ phát sinh kinh phí đo đạc, lập phương án tiến hành san gạt, hạ thấp mặt bằng.

Trước thực tế đó, huyện đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường, an toàn lao động. Đồng thời chỉ đạo các ngành của huyện phối hợp với UBND xã kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Theo đồng chí Nguyễn Việt Hòa, Trưởng phòng TN &MT huyện Kim Bôi, huyện tập trung kiểm tra các sai phạm về không đúng thiết kế mỏ, chưa lập thủ tục thuê đất theo quy định, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; chưa niêm yết công khai kế hoạch vận hành các công trình xử lý môi trường, không thường xuyên tưới nước tại các tuyến đường có phương tiện vận chuyển đất, đá, hệ thống phun sương tại các hàm nghiền đá, nước thải và nước mưa chảy tràn chưa được xử lý triệt để... Với những doanh nghiệp vi phạm, huyện yêu cầu triệt để ngừng khai thác để xử lý.

Qua các đợt kiểm tra và xử lý nghiêm của các cơ quan chức năng huyện, hiện nay 1 mỏ tạm ngừng khai thác để tập trung mở đường thiết kế và làm đường lên núi, 2 mỏ khai thác cắt tầng trên đỉnh núi. Tất cả các mỏ đã lắp đặt hệ thống phun sương tại khu vực nghiền sàng, tưới đường để xử lý bụi, xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, thu gom, xử lý chất thải rắn. Trong thời gian tới, huyện tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân chấp hành nghiêm pháp luật liên quan đến khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm khắc để răn đe, ngăn ngùa vi phạm.

                                                                                                          P.L


Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục