(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, BTV Tỉnh ủy đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở xác định công tác PBGDPL là bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị. Các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm đổi mới phương thức tổ chức thực hiện, tạo hiệu quả thiết thực trong tuyên truyền, PBGDPL, từng bước đưa pháp luật vào cuộc sống.


 

Cán bộ Phòng CSGT (Công an tỉnh) tuyên truyền pháp luật giao giao thông cho học sinh trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình) trong hoạt động ngoại khóa "Chúng em với an toàn giao thông". 

Hàng năm, Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp được kiện toàn, tăng cường phối hợp trong các ngành thành viên. Đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL được rà soát, củng cố, chú trọng nâng cao về số lượng, chất lượng, nhiều cán bộ được bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ, thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Hiện, toàn tỉnh có 87 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 270 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 1.662 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã.

Các cấp, ngành, địa phương tích cực vào cuộc trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác PBGDPL. Hình thức, nội dung PBGDPL đa dạng, bám sát và phục vụ kịp thời việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương, từng bước khắc phục được tính hình thức. Thông qua việc tổ chức hội nghị, tập huấn, hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở, câu lạc bộ pháp luật…, nội dung các văn bản pháp luật mới ban hành, mới có hiệu lực, văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến người dân được truyền tải đến các đối tượng kịp thời. Một số cơ quan, đơn vị, địa phương đã triển khai, áp dụng mô hình PBGDPL hay, đạt hiệu quả như: tổ chức các đêm truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật, mô hình "Ngày Pháp luật”... đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa pháp lý mới của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua, trung bình mỗi năm, toàn tỉnh tổ chức khoảng 3.000 cuộc tuyên truyền, PBGDPL cho gần 200.000 lượt người tham dự; thụ lý tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý gần 2.000 vụ việc; tham gia hoà giải 100% việc phát sinh trong cộng đồng dân cư, tỷ lệ hòa giải thành đạt gần 90%; duy trì trên 1.000 tủ sách pháp luật, tạo điều kiện cho cán bộ, nhân dân tra cứu, khai thác… Nhiều đơn vị đã triển khai tốt công tác PBGDPL như các sở, ngành: Tư pháp, Công an, NN&PTNT, GTVT, LĐ-TB&XH, các huyện: Lạc Thủy, Tân Lạc, Đà Bắc, TP Hòa Bình...

Bên cạnh đó, công tác PBGDPL cho đối tượng đặc thù, cho học sinh được chú trọng. Thông qua Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013 -2016", Sở NN&PTNT đã tổ chức 206 cuộc tuyên truyền cho 10.227 lượt người, biên soạn và phát hành trên 18 triệu tài liệu PBGDPL. Ban Dân tộc tỉnh mở 11 lớp tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng về tuyên truyền phòng, chống ma túy cho 570 học viên; 9 lớp tuyên truyền, PBGDPL cho 442 học viên là trưởng, phó các thôn, bản, người có uy tín tiêu biểu tại các xã đặc biệt khó khăn... Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các sở, ngành thực hiện Đề án "Tuyên truyền, PBGDPL cho người sử dụng lao động và người lao động trong các loại hình doanh nghiệp”; Đề án "Tăng cường PBGDPL cho người đang chấp hành hình phạt tù, người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021”, trong đó, hàng tuần, tổ chức giáo dục theo các chuyên đề cho 925 lượt học viên; truyền thông thay đổi hành vi, can thiệp giảm hại ma túy, dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho 750 lượt học viên…

Với sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị trong công tác PBGDPL đã từng bước nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; tình hình vi phạm pháp luật do không hiểu biết pháp luật có chiều hướng giảm, góp phần tích cực vào việc phát triển KT-XH, ổn định ANCT-TTATXH và tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật trên địa bàn tỉnh.


V.H

Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục