(HBĐT) - LTS: Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (BTN) được Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007. Luật gồm 6 chương, 64 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008. Báo Hòa Bình xin giới thiệu những nội dung cơ bản của luật:

Chương I: Những quy định chung quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; phân loại BTN; nguyên tắc phòng, chống BTN; chính sách của Nhà nước về phòng, chống BTN; cơ quan quản lý Nhà nước về phòng, chống BTN; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống BTN và những hành vi bị nghiêm cấm.

Phân loại BTN: Luật phân loại BTN thành 3 nhóm, nêu tên cụ thể của từng BTN trong các nhóm. Đây là quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống BTN, giúp nhân dân biết để từ đó xây dựng ý thức về phòng, chống BTN trong cộng đồng. Bên cạnh đó, việc phân loại cụ thể BTN cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức trong việc lựa chọn các biện pháp phòng ngừa BTN và chống dịch phù hợp với từng loại bệnh dịch.

Nguyên tắc phòng, chống BTN: Luật quy định 4 nguyên tắc cơ bản làm "sợi chỉ đỏ” xuyên suốt toàn bộ nội dung luật, đó là: "Lấy phòng bệnh là chính, trong đó, thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát BTN là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống BTN. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống BTN; lồng ghép các hoạt động phòng, chống BTN vào trong các chương trình phát triển KT-XH. Công khai, chính xác, kịp thời các thông tin về dịch. Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch”.

Chính sách của Nhà nước về phòng, chống BTN: Luật quy định một số chính sách quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng, chống BTN như ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng; ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện BTN, nghiên cứu sản xuất vacxin, sinh phẩm y tế; hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống BTN; huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của toàn xã hội trong phòng, chống BTN...

Chương II: Phòng bệnh truyền nhiễm.

Quy định về phòng bệnh truyền nhiễm gồm:

- Thông tin – giáo dục – truyền thông về phòng, chống BTN;

- Vệ sinh phòng BTN;

- Giám sát BTN;

- An toàn sinh học trong xét nghiệm;

- Sử dụng vacxin, sinh phẩm y tế phòng bệnh;

- Phòng lây nhiễm BTN tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chương III: Kiểm dịch y tế biên giới (KDYTBG) quy định về đối tượng, địa điểm KDYTBG, nội dung KDYTBG và trách nhiệm trong việc thực hiện KDYTBG.

Nội dung của chương tập trung vào một số quy định nhằm ngăn chặn nguồn BTN lây từ nước ngoài vào Việt Nam như: bắt buộc khai báo y tế đối với tất cả các hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa, phương tiện vận tải nhập khẩu, quá cảnh Việt Nam; kiểm tra y tế đối với các trường hợp đối tượng xuất phát hoặc đi qua vùng có bệnh, hoặc có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, hoặc mang tác nhân gây BTN phải kiểm dịch; xử lý y tế được thực hiện khi đã tiến hành kiểm tra y tế và phát hiện đối tượng phải kiểm dịch y tế có dấu hiệu mang mầm BTN phải kiểm dịch. Trong đó đáng chú ý là quy định cho phép cơ quan KDYTBG áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly trong trường hợp hành khách, hàng hóa, phương tiện vận tải có dấu hiệu mang mầm bệnh thuộc nhóm A không thực hiện yêu cầu cách ly để kiểm tra y tế.

(Còn nữa)

Minh Phượng (TH)

(Sở Tư pháp)


Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục