(HBĐT)-Theo Báo Thanh tra (ngày 24/9/2021), tỉnh ta có hàng trăm dự án nước sạch "đắp chiếu” hoặc hoạt động kém hiệu quả.

Theo tác giả, Hòa Bình có 297 công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn. Tuy nhiên, hiện có tới 64 công trình kém hiệu quả (28,3%), 66 công trình không hoạt động (22,2%). Nhiều công trình được đầu tư hàng tỷ đồng bị "chết yểu”, kéo theo hàng trăm hạng mục công trình "đắp chiếu”. Điều đó đồng nghĩa với việc hàng chục nghìn người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số lâm vào cảnh khát nước sạch. Ngoài những công trình trên, còn hàng chục công trình cấp nước tập trung nông thôn ở hầu hết các huyện trong tỉnh, nhất là vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều trong tình trạng đã xuống cấp nghiêm trọng, không còn hiệu quả sử dụng. Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trong 297 công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn, chỉ có 60 công trình hoạt động bền vững, chiếm 20,2%; 87 công trình hoạt động tương đối bền vững, chiếm 29,3%. Công trình kém bền vững và công trình không hoạt động là 150 công trình, chiếm 50,5%. Một số huyện có công trình kém hiệu quả và không hoạt động chiếm tỷ lệ cao như: Cao Phong có 41/49 công trình, Yên Thủy 5/5 công trình, Kim Bôi 22/46 công trình…

Lý giải cho thực trạng đáng buồn trên, cũng theo bài báo, một vài quan chức quản lý cho là phần lớn công trình được xây dựng từ 15 - 20 năm về trước, địa hình nông thôn phức tạp, mưa lũ nhiều đã tác động đến tuổi thọ công trình. Cũng có những công trình khi khảo sát thiết kế thì nguồn nước đảm bảo, nhưng vài năm sau nguồn sinh thủy cạn kiệt, dẫn đến công trình kém hiệu quả. Ngoài lý do về thiên tai thì năng lực quản lý kỹ thuật của một số đơn vị quản lý còn yếu; năng lực kỹ thuật chuyên môn không đồng đều, số công nhân vận hành được đào tạo cơ bản thấp; trang bị phục vụ sửa chữa hệ thống công trình cấp nước ở các trạm còn thô sơ. Nguồn nước thô cung cấp cho các nhà máy nước không đều, không ổn định; nguồn nước mặt và nước ngầm ngày càng suy kiệt, dẫn đến nhà máy hoạt động không hết công suất thiết kế do thiếu nguồn nước thô… Khâu quản lý, vận hành sau khai thác có vai trò quyết định đến việc duy trì hoạt động của công trình. Cần gắn trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng công trình. Phân bổ vốn sự nghiệp xây dựng nông thôn mới hàng năm để nâng cấp, sửa chữa các công trình sau đầu tư. Đồng thời, bố trí các nguồn vốn để nâng cấp, sửa chữa lại các công trình bị hư hỏng, đặc biệt là phải tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực cho công nhân quản lý, vận hành… 

 Đó là ý kiến của đại diện các cơ quan Nhà nước, còn ý kiến đại diện của người dân thì cho rằng: Nguyên nhân dẫn đến nhiều công trình cấp nước sạch không hiệu quả là do khâu thẩm định, thiết kế và xây dựng công trình. Như công trình cấp nước sạch xã T.C lại xây dựng gần khu nghĩa trang của xóm. Ngay từ đầu người dân đã không đồng tình nhưng là "của Nhà nước làm cho, ai dùng thì dùng, ai không dùng thì thôi!”. Lời qua, ý lại xem ra ai cũng có cái lý của mình, chỉ có điều những "cái lý” như thế đã không được "chiếu cố”, hoặc có nói đến cũng chẳng ai nghe khi đề xuất, phê duyệt quyết định đầu tư dự án, công trình. 

Thật xót xa, khi hàng trăm tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước đã được quản lý, sử dụng rất kém hiệu quả bởi những người nhân danh Nhà nước. Không chỉ có vậy, mục tiêu hỗ trợ nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các chương trình mục tiêu đã không được thực hiện một cách đúng đắn, từ đó làm giảm niềm tin của đồng bào với chính sách của Đảng và Nhà nước. 

Bây giờ thì các công trình cũng đã hoàn thành, lễ khánh thành đã được tổ chức đủ thành phần cần thiết, thậm chí thanh quyết toán, kiểm toán đã xong với kết luận: "công trình được đầu tư, quản lý theo "đúng quy trình”. Chỉ có điều hàng trăm công trình bị các chủ đầu tư "bỏ rơi” sau khi đã "hoàn thành tốt nhiệm vụ” đang trở nên hoang hoá, hoen rỉ, mục nát theo thời gian là vẫn ở lại chịu điều tiếng - công trình vô dụng! 

Thiết nghĩ, pháp luật không phải là thứ trang trí, đùa bỡn, tiền của Nhân dân không phải thứ dành cho ai thích thì phung phí, cần bịt ngay lỗ hổng trách nhiệm để không còn những công trình như vậy trên địa bàn của một tỉnh nghèo như Hoà Bình.

N.T.S

Các tin khác


Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục