Ngày 4-4, cùng với việc đề nghị truy tố 53 bị can, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an còn đề nghị truy tố bị can Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội) về tội "Môi giới hối lộ”.

Theo kết luận điều tra, để được cấp phép, phê duyệt các chuyến bay Combo đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về Việt Nam cách ly phòng dịch Covid-19, bị can Lê Hồng Sơn (Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH thương mại, dịch vụ và du lịch Bầu Trời Xanh) và Nguyễn Thị Thanh Hằng (Tổng Giám đốc doanh nghiệp trên) đã liên hệ, gặp gỡ, đưa hối lộ cho nhiều cá nhân.

Quá trình xác minh ban đầu trước khi khởi tố vụ án "Chuyến bay giải cứu”, khi Cục Nghiệp vụ (Bộ Công an) tiếp xúc, động viên Nguyễn Thị Thanh Hằng nếu có hành vi đưa hối lộ trong quá trình tổ chức các chuyến bay thì chủ động ra tự thú để được hưởng khoan hồng. Việc này, bị can Hằng đã có ý định tự thú, nhưng do lo sợ bị xử lý hình sự và vì có sẵn mối quan hệ với bị can Nguyễn Anh Tuấn (thời điểm đang là Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội), nên Hằng đã bàn bạc, thống nhất với bị can Lê Hồng Sơn nhờ bị can Nguyễn Anh Tuấn tìm mối quan hệ can thiệp, giúp đỡ, "lo” cho cả Hằng và Sơn không bị xử lý hình sự.


Cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bị cáo buộc tội "Môi giới hối lộ"

Khoảng cuối 1-2022 (trước Tết Nguyên đán 2022), bị can Hằng gặp bị can Nguyễn Anh Tuấn tại nhà riêng của Tuấn để trình bày sự việc và nhờ bị can Tuấn tìm mối quan hệ giúp đỡ, "lo” cho Hằng và Sơn không bị xử lý hình sự. Do có quan hệ quen biết từ trước và biết Hoàng Văn Hưng giữ chức vụ Trưởng phòng Điều tra thuộc Cục An ninh điều tra Bộ Công an, nên bị can Nguyễn Anh Tuấn gọi điện hỏi về trường hợp của bị can Hằng, Sơn và được Hưng cho biết đang thụ lý vụ án này.

Theo kết luận điều tra, do nhận thức được Hưng là điều tra viên thụ lý chính vụ án, là người có thẩm quyền chỉ đạo, tổ chức điều tra, đề xuất xử lý đối với các cá nhân có liên quan, có đủ điều kiện để "lo” cho Hằng và Sơn không bị xử lý hình sự, nên trong 2-2023, bị can Nguyễn Anh Tuấn đã tổ chức cho Hằng gặp Hưng 3 lần tại nhà Tuấn.

Tại các lần gặp giữa 3 người (Tuấn, Hằng, Hưng), Hưng đã thống nhất hướng dẫn Hằng và thông qua Hằng hướng dẫn Sơn cách thức khai báo để đối phó với cơ quan điều tra. Trong thời gian này, Hằng đã đưa có bị can Tuấn 200.000 USD để Tuấn đưa trước cho Hưng.

Từ tháng 3 đến khoảng đầu 9-2022, bị can Hằng nhiều lần đến gặp bị can Nguyễn Anh Tuấn, đưa cho bị can Tuấn tổng cộng 1,6 triệu USD để "lo” cho Hằng và Sơn theo yêu cầu của Hưng (thông qua Tuấn).
Giai đoạn từ tháng 8 đến đầu 9-2022, mặc dù đã nhiều lần Hằng đưa tiền cho bị can Tuấn để Tuấn đưa cho Hưng "cứu Sơn”, nhưng Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng vẫn bị triệu tập lấy lời khai về việc đưa tiền cho Nguyễn Thanh Hải và Nguyễn Tiến Thân (nguyên là Vụ trưởng và Chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ). Bị can Hằng nhờ bị can Tuấn tổ chức cho gặp Hưng để tìm cách giải quyết. Tại nhà của bị can Tuấn, Hưng đã hướng dẫn để bị can Sơn khai lại với điều tra viên.

Ngày 16-9-2022, Hoàng Văn Hưng bị điều chuyển công tác từ vị trí Trưởng phòng Phòng Điều tra sang giữ chức vụ Trưởng phòng Phòng Chính trị, Hậu cần Cục An ninh điều tra Bộ Công an. Từ đó Hưng không còn bất kỳ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn gì trong việc điều tra, xử lý đối với vụ án "Chuyến bay giải cứu”, nhưng Hoàng Văn Hưng vẫn tiếp tục liên lạc, trao đổi với bị can Nguyễn Anh Tuấn, nhiều lần gặp Hằng tại nhà Tuấn để trao đổi nội dung, diễn biến điều tra vụ án liên quan đến Hằng và Sơn.

Từ chứng cứ thu thập được, ngày 8-12-2022, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Hồng Sơn để điều tra về tội "Đưa hối lộ”.

Quá trình điều tra, bị can Nguyễn Anh Tuấn khai đã nhận của Hằng tổng cộng hơn 2,6 triệu USD (khoảng hơn 61 tỷ đồng) gồm 11 khoản, chia làm 13 lần. Trong khi đó, bị can Hoàng Văn Hưng khai không nhận bất kỳ khoản tiền nào từ Hằng và Tuấn.

Cơ quan An ninh điều tra có đủ căn cứ xác định, trong vụ án, bị can Hằng, Sơn đã đưa hối lộ; bị can Nguyễn Anh Tuấn đã môi giới hối lộ; bị can Hoàng Văn Hưng đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản số tiền 800.000 USD (khoảng 18,8 tỷ đồng).

Theo Báo SGGP

Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục