(HBĐT) - Không còn là cảnh báo, chỉ trong thời gian ngắn, các cơ quan chức năng trong tỉnh đã phát hiện, điều tra bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc, đối tượng có hành vi vi phạm liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước (NSNN) số tiền từ hàng trăm cho tới hàng tỷ đồng...


Kiều Văn Cương, nguyên Giám đốc Trung tâm đào tạo và tư vấn phát triển nông nghiệp (Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ), Nguyễn Thị Huyền, nguyên kế toán Phòng NN&PTNT huyện Mai Châu đã có hành vi mua hóa đơn trái phép để hợp thức hóa "rút ruột” NSNN trên 165 triệu đồng. 

Tính từ năm 2016 đến nay, Viện KSND tỉnh đã thụ lý giải quyết hàng chục tố giác, tin báo tội phạm liên quan đến những vi phạm và tội phạm mua bán hóa đơn trái phép. Điển hình vào ngày 2/3/2023, thông qua công tác nắm tình hình, lực lượng chức năng Công an TP Hòa Bình đã phát hiện, bắt quả tang Trần Thị Kim Quế (SN 1980), trú tại tổ 3, phường Phương Lâm là kế toán Công ty TNHH MTV quảng cáo Hương Quế có trụ sở tại tổ 3, phường Phương Lâm có hành vi bán hóa đơn cho Ng.T.D (SN 1982), là kế toán trưởng của một cơ quan Nhà nước trên địa bàn TP Hòa Bình với giá trị hóa đơn sau thuế là 10 triệu đồng, thu lợi số tiền 1,3 triệu đồng. 

Chưa dừng lại ở đó, đầu tháng 4/2023, quá trình nắm bắt địa bàn, lực lượng chức năng đã phát hiện, từ tháng 1 - 8/2022, Trần Thị Hằng (SN 1985), trú tại TP Từ Sơn (Bắc Ninh) đã có hành vi bán hóa đơn trái phép với giá trị hóa đơn, thu lợi hàng tỷ đồng. Để thực hiện hành vi phạm tội, Trần Thị Hằng đã thành lập 3 công ty có trụ sở tại khu Lạng, thị trấn Bo (Kim Bôi) gồm: Công ty TNHH thương mại Đỗ Cường, Công ty TNHH sản xuất và đầu tư thương mại Tuấn Thu, Công ty TNHH thương mại tổng hợp Duy Hiếu. Cả 3 công ty đều không có tài sản, kho bãi, nhà xưởng, hàng hoá; không phát sinh hoạt động giao dịch, không có hóa đơn hàng hóa mua vào mà chỉ có hóa đơn xuất hàng hoá bán ra. Nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của các công ty trên, các cơ quan chức năng của tỉnh đã vào cuộc. Qua nắm bắt và kiểm tra thực tế đã phát hiện hoạt động của các công ty này có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật. Tiến hành điều tra xác minh và kết quả ban đầu xác định, Trần Thị Hằng đã xuất 4.457 hóa đơn điện tử của 3 công ty cho 239 doanh nghiệp, 65 cá nhân với tổng số tiền ghi trên hóa đơn 6.823 tỷ đồng, tiền thuế giá trị gia tăng 617,5 tỷ đồng. Qua bán số hóa đơn trên, Hằng đã thu lời bất chính khoảng 136 tỷ đồng. 

Trước các vụ việc nêu trên, các cơ quan chức năng đã khởi tố 5 vụ án với 8 bị can; đưa ra truy tố xét xử 5 vụ, 5 bị can phạm tội mua bán hóa đơn trái phép. Tổng số hóa đơn các bị can thực hiện hành vi mua bán là 102 hóa đơn với tổng số tiền trên 19,6 tỷ đồng. Các bị can đã hưởng lợi trên 1,2 tỷ đồng. Điển hình như Nguyễn Thị Sinh, cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc và Trần Hùng Cường, nguyên Trạm trưởng Trạm Thủy sản vùng hồ Sông Đà thuộc Chi cục Thủy sản tỉnh đã mua 35 hóa đơn mua hàng để hợp thức hóa việc hỗ trợ một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2015 - 2020 từ ngân sách T.Ư, Đề án số 84/QĐ-TTg, ngày 19/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ, nguồn ngân sách tỉnh và ngân sách huyện Đà Bắc để hưởng lợi hơn 1 tỷ đồng. 

Trao đổi xung quanh vấn đề này, đồng chí Vũ Đức Hòa, Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh cho biết: Đối tượng vi phạm bán hóa đơn thường là các chủ hộ kinh doanh, doanh nghiệp (DN) sau khi được cơ quan Thuế đồng ý cho in hóa đơn hoặc cấp hóa đơn điện tử, vì lợi ích cá nhân đã bán khống cho các cơ quan, tổ chức, để họ hợp lý hóa chứng từ thanh quyết toán. Trong khi các giao dịch mua bán không có thật trên thực tế hoặc có thật nhưng khai tăng giá trị hàng hóa. Những hành vi này là nguyên nhân phát sinh các loại tội phạm về kinh tế, tham nhũng, chức vụ khác. Từ đó gây mất đoàn kết nội bộ cơ quan, đơn vị đã mua và sử dụng hóa đơn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo. Ảnh hưởng xấu đến hoạt động quản lý kinh tế, quản lý NSNN ở địa phương. Nguyên nhân của tình trạng này là do động cơ vụ lợi và để thanh quyết toán nguồn NSNN nên người mua và người bán đã vi phạm các quy định của Nhà nước về sử dụng hóa đơn. Đồng thời, lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước cho DN được tự in, phát hành quản lý và sử dụng hóa đơn. Tuy nhiên, quá trình quản lý, hoạt động của DN còn để xảy ra sai phạm đã phát sinh vi phạm và tội phạm. Bên cạnh đó, do cán bộ các cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng hóa đơn được giao nhiệm vụ liên quan đến giao dịch mua bán hàng hóa chưa chấp hành đúng các quy định về thuế, kế toán; sự phối hợp giữa các hộ kinh doanh và DN còn lỏng lẻo. Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với các hộ kinh doanh, DN chưa thường xuyên nên chưa phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm...

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn thuế giá trị gia tăng, Viện KSND tỉnh đã kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh một số giải pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. Theo đó, kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế đồng bộ, toàn diện; tăng cường kiểm tra sau cấp phép, rà soát việc kê khai thuế đối với DN mới thành lập, DN, hộ kinh doanh thường xuyên xuất hóa đơn nhưng báo lỗ; ngành thuế và các cơ quan chức năng tiếp tục phối hợp chặt chẽ để nắm bắt, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế; phối hợp kiểm tra, xác minh cung cấp thông tin để tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm của người nộp thuế; tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý để đảm bảo tính minh bạch và ngăn ngừa vi phạm; triển khai rộng sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy để giảm việc in, phát hành và ngăn chặn hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp... 

Mạnh Hùng


Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục