Nhiều vụ án xảy ra cho thấy, các đối tượng hành động một cách khó hiểu, thậm chí có vụ, đối tượng gốc Phi còn ngô nghê bảo "tôi nghĩ lấy ít nghìn đô, nếu bị bắt, trả lại là xong". Số là tại một số quốc gia, với mức tiền chiếm đoạt vài nghìn USD trở xuống, họ không coi là tội phạm mà chỉ xử hành chính. Nếu bắt được người lấy tiền, có khi chỉ cần nộp lại cơ quan chức năng hoặc trả cho người bị mất là xong…

 

Tội phạm ngoại thời WTO có nhiều thay đổi cả quy mô, tính chất, thủ đoạn, hậu quả so với trước và CQĐT cũng vất vả hơn. Tuy nhiên, nếu như tội phạm lợi dụng công nghệ cao tinh vi bao nhiêu thì những kiểu phạm tội không ra trộm, không ra cướp của nhiều đối tượng người nước ngoài lại tỏ ra ngô nghê đến khó hiểu.

Tình hình tội phạm có yếu tố nước ngoài đang có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và tính chất nguy hiểm, riêng năm 2009 tăng 291% số vụ, 49% số đối tượng so với cùng kỳ năm 2008. Tội phạm hình sự là người nước ngoài nổi lên với các vụ trộm cắp, cướp, cướp giật… nhưng nhiều vụ án xảy ra cho thấy, các đối tượng hành động một cách khó hiểu, thậm chí có vụ tại TP HCM, đối tượng gốc Phi còn ngô nghê bảo "tôi nghĩ lấy ít nghìn đô, nếu bị bắt, trả lại là xong". Số là tại một số quốc gia, với mức tiền chiếm đoạt vài nghìn USD trở xuống, họ không coi là tội phạm mà chỉ xử hành chính. Nếu bắt được người lấy tiền, có khi chỉ cần nộp lại cơ quan chức năng hoặc trả cho người bị mất là xong. Đến lúc này, điều tra viên buộc phải giải thích luật cho bị can hiểu.

 Gần đây xuất hiện nhiều vụ án như cướp giật, trộm cắp tài sản mà đối tượng là người nước ngoài mang quốc tịch các nước ở Châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia với địa bàn hoạt động rất đa dạng, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn hoặc các tỉnh có cửa khẩu biên giới đường bộ như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Ninh, Đồng Nai. Qua nghiên cứu cho thấy đã xuất hiện các đối tượng là người nước ngoài gốc châu Phi, Đài Loan vào Việt Nam cấu kết hình thành các đường dây đưa người nhập cư bất hợp pháp, lừa đảo, trộm cắp.

Hành vi và thủ đoạn nhiều vụ rất ngô nghê. Từ hành vi trộm cắp, không ít đối tượng lẻn vào nhà hàng trộm một số đồ đạc nhẹ, đánh tráo tài sản, lấy đi chiếc nhẫn hay đơn giản chỉ chiếc quẹt lửa có kiểu dáng lạ mắt. Phổ biến cho kiểu trộm vặt này là người gốc Phi, Trung Đông. Chẳng hạn, vụ Namdar Pari Rokh (quốc tịch Iran) nhiều lần lẻn vào quầy bán sim thẻ điện thoại, vờ xem rồi… đút túi. Đến khi phát hiện, đối tượng trộm vặt cũng đã bỏ túi nhiều sim thẻ trị giá hàng triệu đồng.

Đa phần các vụ trộm cắp nhỏ lẻ, sau khi phát hiện, điều tra, cơ quan chức năng cho áp dụng hình thức xử lý buộc trục xuất, chỉ những trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn, phạm tội chuyên nghiệp hoặc có tính chất nguy hiểm, phức tạp mới xem xét xử lý trách nhiệm hình sự.

Vụ Tào Quang Hùng, người Trung Quốc bạo gan lấy trộm xe ô tô đang đỗ bên đường. Trong trường hợp này Hùng nhập cảnh trái phép và vụ việc nhanh chóng bị phát hiện, y lái xe đi nhưng không hề có giấy tờ, khi bị bắt vẫn thanh minh … quên giấy như thật. Hiển nhiên, kiểu trộm cắp táo bạo mà ngô nghê nói trên nhanh chóng được làm rõ, thu hồi tài sản trả người bị hại và buộc trục xuất.

CQĐT lấy lời khai một vụ án người nước ngoài phạm tội.

Khác với quan niệm khách Tây "sộp" thường xuất hiện với những tập đô la dày, bây giờ người ngoại quốc cũng ba bảy kiểu. Họ nhập cảnh vào Việt Nam theo tốp đi du lịch, hoặc theo đoàn, sau tìm cách ở lại. Xem lại những kiểu đánh tráo tiền đô la tại tiệm vàng của mấy ông gốc Phi, bị chủ tiệm hô hoán bắt giữ khi chưa kịp thoát thân, có lẽ các vị "khách quý" đến từ bên kia châu lục phải học hỏi quá nhiều! Ngay cả một số vụ, đối tượng là người Thổ Nhĩ Kỳ gây án, xem lại thủ đoạn của họ, người bạo gan nhất cũng chào thua.

Có đối tượng còn "hồn nhiên" lấy cả tiền công đức nơi đông người. Vụ tên Victor Vinh Trần, người Bungari vơ nắm tiền trên bàn công đức, khi bị giữ, Công an kiểm tra phát hiện hơn 7 triệu tiền lẻ và 60 USD. Victor Vinh Trần khai bố là người Việt, mẹ là người Bungari, anh ta đã về Việt Nam mấy năm nay, nhưng không có nơi ở nhất định, thấy "tiền họ để trên bàn tưởng không ai cần"! Kiểu phạm tội táo tợn nhưng quá ngô nghê này đúng là hiếm thấy!

Trong bối cảnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, số lượng người nước ngoài vào Việt Nam sinh sống, làm ăn ngày càng tăng. Chỉ tính riêng 6 tháng cuối năm 2009, đã có gần 2 triệu lượt người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, trong đó mục đích du lịch cao nhất với hơn 1,1 triệu lượt người, tìm kiếm cơ hội làm ăn khoảng 400 nghìn người, còn lại là thăm thân, kinh doanh… Hiện cả nước có khoảng 75 nghìn người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống. Nửa cuối năm 2009, cả nước xảy ra trên 800 vụ phạm tội có yếu tố nước ngoài liên quan đến 1.026 đối tượng (quốc tịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia, Iran 20, Lào, Thổ Nhĩ Kỳ)… Đáng chú ý, số người không rõ, không có quốc tịch chiếm tỷ lệ không nhỏ với 155 đối tượng...

Hiện nay, việc quản lý người nước ngoài và đấu tranh phòng, chống tội phạm người nước ngoài do nhiều hệ lực lượng tiến hành, trong đó lực lượng An ninh xuất, nhập cảnh quản lý xuất, nhập cảnh của người nước ngoài, lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội quản lý tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Trong khi đó, điều tra, xử lý tội phạm có yếu tố nước ngoài có nhiều đơn vị tham gia như An ninh điều tra, Cảnh sát điều tra, Văn phòng Interpol Việt Nam...

Tuy nhiên, thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm có yếu tố nước ngoài ở nước ta cho thấy các đối tượng người nước ngoài hoạt động phạm tội tại Việt Nam và liên quan đến Việt Nam thuộc nhiều quốc gia khác nhau, hoạt động ở tất cả các lĩnh vực... Phạm vi tội phạm không chỉ bó hẹp mà diễn ra ở nhiều địa phương và xuyên quốc gia, do đó công tác quản lý người nước ngoài, phòng ngừa và đấu tranh cần phải được tiến hành chuyên sâu theo hệ, loại, lĩnh vực... giao cho các hệ lực lượng nghiệp vụ.

                                                                           Theo Báo CAND

Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục