Hiện tại, các loại phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mục tiêu huy động đóng góp một phần của những đối tượng xả thải chứ chưa đặt mục tiêu bảo vệ môi trường làm trọng. Dự thảo Luật bảo vệ môi trường do Bộ Tài chính soạn thảo dẫu đã đặt tiêu chí đánh thuế vì một môi trường xanh, sạch nhưng xem ra vẫn thiếu những quy định “sắc nét”.

Thủ phạm “bức tử” các con sông không bị đánh thuế


Theo dự thảo Luật, việc tính thuế môi trường phải chú trọng đến các nguyên tắc như: phải là hàng hoá được sản xuất, nhập khẩu mà khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ con người; phải phân biệt rõ về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường và đối tượng chịu thuế môi trường...Do đó, các loại hàng hoá phải chịu thuế môi trường gồm năm loại: xăng dầu (xăng, nhiên liệu bay, diesel, dầu hoả, dầu mazut); than; dung dịch HCFC; túi ni lông, thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng.


Sông Thị Vải bị bức tử vì nước thải công nghiệp


(ảnh: photobucket)


Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, không chỉ có năm nhóm đối tượng trên mới gây tác động xấu đến môi trường khi phát thải mà còn có rất nhiều đối tượng khác như: phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất tẩy rửa, thuốc lá, sơn công nghiệp..., do đó cần mở rộng đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.


Đặc biệt đối với một số sản phẩm “siêu ô nhiễm” bức tử nhiều dòng sông như: nước thải công nghiệp, khí thải công nghiệp (công nghiệp xả thải CO2)… thì việc cho hưởng “quyền miễn trừ” thuế môi trường là không hợp lý. Nên chăng phải tính phạm vi áp thuế theo nguyên tắc “ai phát thải thì trả thuế môi trường”.


Giải trình về vấn đề này, Bộ Tài chính cho rằng, để đưa một sản phẩm vào đối tượng chịu thuế phải tính đến nhiều yếu tố như tác động của thuế đối với sản xuất, cạnh tranh, thu nhập của người tiêu dùng, mức độ ô nhiễm của sản phẩm và tính khả thi của luật. Do đó chỉ quy định đối tượng này với những sản phẩm có tính chất ô nhiễm cao, tác động lớn đến môi trường và đặt trong bối cảnh kinh tế hiện nay.


Dự thảo quy định người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân khai thác, sản xuất và nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thế môi trường. Điều này có nghĩa, một hàng hoá thuộc diện chịu thuế môi trường sẽ bị đánh ở ba khâu khai thác, sản xuất, nhập khẩu. Thuế môi trường chỉ được đánh một lần trên sản phẩm hàng hoá do đó dự thảo cần có quy định cụ thể về việc đánh thuế cũng như khấu trừ thuế để tránh tình cảnh “chồng chéo”.


Xăng – “mồi ngon”của các loại thuế, phí?


Xăng dầu là loại hàng hoá đặc thù mà ngay cả khi chưa được sử dụng các chất chứa trong xăng dầu cũng đã phát thải ra môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người.


Theo ban soạn thảo, mức thuế tối đa trên xăng dầu bằng 25% giá bán tương đương từ 1.000 đến 4.000 đồng/lít xăng, từ 300 đến 2.000 đồng/lít dầu hỏa. Và khi bắt đầu thu thuế môi trường, việc thu phí xăng dầu 1.000 đồng/lít như hiện nay sẽ được bãi bỏ. Nghĩa là bỏ phí này lại áp một loại thúê khác có mức giá bằng hoặc cao hơn. (!)


Hiện một lít xăng A92 đang có giá 16.400đ đồng/lít đã phải gánh đến 6.200 đồng tiền phí và thuế, gồm: 1.800 đồng thuế nhập khẩu, 1.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt, 1.200 đồng thuế giá trị gia tăng, 1.000 đồng trích trả nợ tiền bù giá ngân sách, 1.000 đồng tiền phí giao thông và 200 đồng Quỹ bình ổn xăng dầu. Như vậy, chỉ tiền thuế và phí đã chiếm 40% giá của một lít xăng.


Trong khi đó, Cục đường bộ, thuộc Bộ Giao thông Vận tải mới đây cũng đề xuất thu phí bảo trì đường bộ mà một trong hai biện pháp được ưu tiên là đánh thẳng vào xăng dầu. Xăng dầu tăng giá, kéo theo việc đẩy giá của nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khác. Do đó, khi cân nhắc đánh thuế, bằng việc bỏ phí này lại áp thuế kia, các nhà soạn luật cần cân nhắc để tránh gây thiệt cho những người tiêu dùng.


Đối với than, sẽ phải chịu cả phí và thuế bảo vệ môi trường vì Bộ Tài chính cho rằng phí và thuế là khác nhau, phí đánh vào khâu khai thác, thuế đánh vào sản phẩm khi sử dụng gây ô nhiễm. Mức thuế môi trường của túi ny lông (đối tượng đang được tiêu thụ rất nhiều song chưa có đánh giá khoa học chính xác về mức độ gây hại môi trường) là 100- 150% giá bán./.


                                                                         Theo ND

Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục