Bị cáo Quyên và Tám trong phiên tòa sáng 3-3

Bị cáo Quyên và Tám trong phiên tòa sáng 3-3

Vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng về mặt pháp luật cũng như luân thường đạo lý, liên quan đến sinh mệnh, tương lai của nhiều người. Tiếc là, các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Vĩnh Long chưa làm hết trách nhiệm

Phiên tòa kết thúc. Hai bị cáo Huỳnh Văn Quyên (SN 1962, ngụ Vĩnh Long) và Lê Thị Tám (SN 1967, vợ Quyên) (Báo NLĐ đã thông tin ngày 4-3) chỉ kịp nhìn lướt qua gương mặt đầm đìa nước mắt của hai con trước khi bị dẫn đi. Vụt chạy đến bên cửa sổ để được nhìn cha mẹ thêm một lần nữa, Huỳnh Thị Ngọc Trâm ôm mặt nức nở. Khoảnh khắc ấy, tôi đã do dự trước khi quyết định đưa máy ảnh lên chụp. Có bất nhẫn không? Nhưng tôi không thể làm khác được, để rồi chẳng thể nào đủ can đảm mở lời hỏi thêm em về cuộc sống hiện tại. Cho mãi đến hôm sau, tôi mới liên lạc lại với em.

Cú sốc nghiệt ngã


Đúng như những gì tôi nhìn thấy ở Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM ngày 3-3, Trâm là một cô bé rất hiểu chuyện, được giáo dục khá kỹ càng, học hành đến nơi đến chốn, cho dù ngay khi chưa kịp trưởng thành em đã gặp phải một cú sốc lớn đến mức nghiệt ngã: cha mẹ cùng bị bắt và bị kết tội giết người và người bị giết lại là bà nội của em.


Nội dung vụ án

TAND tỉnh Vĩnh Long nhận định do mâu thuẫn với mẹ về những sinh hoạt trong cuộc sống cộng với việc không đồng ý mẹ bán đất chia cho các chị, Huỳnh Văn Quyên đã bóp cổ mẹ trong sự giúp sức của vợ (giữ chân nạn nhân), sau đó dùng xuồng bơi ra sông ném thi thể. HĐXX tuyên phạt bị cáo Quyên tù chung thân và Tám 13 năm tù cùng về tội giết người. Cho rằng mức án chưa tương xứng, VKSND tỉnh Vĩnh Long kháng nghị tăng hình phạt tử hình đối với bị cáo Quyên.

Những ngày đầu bị bắt cũng như tại các phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm, cha mẹ Trâm luôn kêu oan, không thừa nhận. Động cơ giết người vì mâu thuẫn khó được chấp nhận, khi tất cả những người trong gia đình bên nội đều khẳng định không hề có mâu thuẫn nào giữa nạn nhân và hai bị cáo. Lý giải vì sao về sau lại có những lời khai nhận tội, các bị cáo cho rằng do bị ép cung, mớm cung.
 
Hồ sơ thể hiện với những lần có luật sư tham gia thẩm vấn, hai bị cáo không thừa nhận hành vi và luôn khẩn thiết kêu oan. Chỉ một lần, bị cáo Quyên nhận hết tội về mình, bởi hy vọng vợ được tại ngoại. Ngược lại, ở các bản cung bị cáo nhận tội lại không có mặt luật sư và những lời khai này lại khác nhau, thậm chí mâu thuẫn về không gian, thời gian, cách thức thực hiện hành vi...


Đặc biệt, có những bản cung bên dưới bị cáo ghi thêm: “Lời nhận tội của tôi là theo lời của cán bộ điều tra”. Đó là chưa kể trong quá trình tiến hành điều tra, CQĐT đã quá cẩu thả, sai sót (trong việc thu giữ đồ vật nghi ngờ liên quan đến vụ án, truy tìm đôi bông tai đã mất của nạn nhân, thực nghiệm điều tra, đối chất lời khai...); nhiều vi phạm về tố tụng trong hỏi cung.

Ngay cả việc xét xử bị cáo tội danh giết người với khung hình phạt chung thân, tử hình nhưng vắng mặt luật sư, TAND tỉnh Vĩnh Long vẫn tiến hành xét xử. Một điểm không thể không nhắc đến chính là nhân chứng duy nhất trong vụ án. Sự xuất hiện của nhân chứng giữa đêm khuya và những gì nhân chứng trình bày tại phiên tòa phúc thẩm khiến người nghe có quyền nghi ngờ về tính xác thực của lời khai...


Huỳnh Thị Ngọc Trâm bật khóc khi nhìn cha mẹ bị dẫn đi


Chỉ được nhìn nhau


Vậy mà vụ án kéo dài đã hơn 3 năm. Cũng từng ấy thời gian Trâm và các em không được gặp mặt cha mẹ, trừ những lần mở phiên tòa. Mà những lần ấy, gia đình họ chỉ được nhìn nhau, không thể hỏi thăm lấy một lời. “Thấy cha mẹ bị dẫn lên xe tù, em không chịu nổi, ruột gan rối bời. Thương cha mẹ chưa nguôi, nỗi đau mất bà nội lại ngậm nỗi oan không biết giãi bày với ai...”, Trâm xót xa.


Cha mẹ bị bắt khi em đang học năm thứ nhất đại học, người em gái kế học lớp 10 và em trai út học lớp 7. Hôm nghe tin cha mẹ bị bắt, đầu óc em trống rỗng, không hiểu đang xảy ra chuyện gì. Về đến nhà, thấy bà ngoại nằm khóc, hàng xóm bàn tán xầm xì, em cứ ngỡ đang ở trong một cơn ác mộng để rồi chới với, tổn thương trước sự thật tàn khốc và ánh mắt rẻ khinh, xa lánh của những người xung quanh.
 
Công an đến trường mời em về làm việc, thầy cô, bạn bè đều biết chuyện, những ngày tháng sau đó, Trâm và các em chẳng thể học nổi, việc học cứ thế tụt dốc. “Đã có lúc em định bỏ học vì không chịu nổi ánh mắt của những người xung quanh. Lúc đó vừa đau vừa tủi nhục lại vừa căm phẫn”, em bật khóc khi nhớ lại ngày tháng kinh hoàng đó.


Bây giờ, cũng đã có nhiều người hiểu chuyện, gia đình nội, ngoại hai bên bảo bọc, khuyên nhủ, Trâm và các em phần nào đã lấy lại thăng bằng. Có điều, chị em phải mỗi đứa một nơi, đứa cậy nhờ ngoại, đứa chịu ơn bác và các cô, căn nhà của gia đình em để trống, thi thoảng các em mới về qua nhà một chút. Việc thăm nuôi cha mẹ trong tù, các cô  bác cũng giành phần lo để các em yên tâm học hành.


Trong câu chuyện với tôi, em hay nhắc về cha. “Với em, cha là người hoàn hảo nhất. Cha đã dạy em, sống ở đời cần có một tấm lòng và phải lấy chữ hiếu làm đầu. Làm người mà không có chữ hiếu thì không thể thành người. Chưa bao giờ cha làm sai điều ấy. Có đi đâu chơi, mẹ con em ở lại chứ cha nhất định về nhà “vì sợ nội buồn, với lại để nội ở nhà một mình nguy hiểm”. Em kính trọng cha vì đạo đức và nhân cách của ông.

Một người dạy con như vậy thì không thể nào lại giết chính mẹ ruột bằng cách bóp cổ, dìm xác, phải không chị? Không bao giờ em tin vào điều đó. Chị ơi, cha mẹ em vô tội. Em tha thiết kính mong cơ quan có thẩm quyền dùng cái tâm của người cầm cân nảy mực, bằng luật pháp mà luận đúng người đúng tội, trả lại cho cha mẹ em sự trong sạch, danh dự mà hơn 3 năm nay họ bị nhục mạ, chà đạp. Xin trả lại cho chúng em một gia đình đúng nghĩa”, Trâm nhắc đi nhắc lại nhiều lần với tôi như thế.


Vẫn chưa sáng tỏ


Nạn nhân tự vẫn hay bị giết chết? Ai là người giết nạn nhân? Động cơ giết người? Đến phiên tòa phúc thẩm hôm nay vẫn chưa thể sáng tỏ. Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra bổ sung. Thời gian trôi qua, liệu có còn đủ chứng cứ để CQĐT có thể điều tra làm lại hòng tìm ra sự thật hay không?


Thật không thể là giả. Giả không thể là thật. Cái giá để tìm ra sự thật lắm khi quá gian nan, tốn thời gian, công sức nhưng không vì thế mà không lần đến cùng. Bởi đằng sau bản án không chỉ là sinh mệnh, danh dự của hai con người mà còn là hạnh phúc, tương lai của những người trẻ vô tội.

Phiên tòa kết thúc. Hai bị cáo Huỳnh Văn Quyên (SN 1962, ngụ Vĩnh Long) và Lê Thị Tám (SN 1967, vợ Quyên) (Báo NLĐ đã thông tin ngày 4-3) chỉ kịp nhìn lướt qua gương mặt đầm đìa nước mắt của hai con trước khi bị dẫn đi. Vụt chạy đến bên cửa sổ để được nhìn cha mẹ thêm một lần nữa, Huỳnh Thị Ngọc Trâm ôm mặt nức nở. Khoảnh khắc ấy, tôi đã do dự trước khi quyết định đưa máy ảnh lên chụp. Có bất nhẫn không? Nhưng tôi không thể làm khác được, để rồi chẳng thể nào đủ can đảm mở lời hỏi thêm em về cuộc sống hiện tại. Cho mãi đến hôm sau, tôi mới liên lạc lại với em.


Bị cáo Quyên và Tám trong phiên tòa sáng 3-3

Cú sốc nghiệt ngã


Đúng như những gì tôi nhìn thấy ở Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM ngày 3-3, Trâm là một cô bé rất hiểu chuyện, được giáo dục khá kỹ càng, học hành đến nơi đến chốn, cho dù ngay khi chưa kịp trưởng thành em đã gặp phải một cú sốc lớn đến mức nghiệt ngã: cha mẹ cùng bị bắt và bị kết tội giết người và người bị giết lại là bà nội của em.


Nội dung vụ án

TAND tỉnh Vĩnh Long nhận định do mâu thuẫn với mẹ về những sinh hoạt trong cuộc sống cộng với việc không đồng ý mẹ bán đất chia cho các chị, Huỳnh Văn Quyên đã bóp cổ mẹ trong sự giúp sức của vợ (giữ chân nạn nhân), sau đó dùng xuồng bơi ra sông ném thi thể. HĐXX tuyên phạt bị cáo Quyên tù chung thân và Tám 13 năm tù cùng về tội giết người. Cho rằng mức án chưa tương xứng, VKSND tỉnh Vĩnh Long kháng nghị tăng hình phạt tử hình đối với bị cáo Quyên.

Những ngày đầu bị bắt cũng như tại các phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm, cha mẹ Trâm luôn kêu oan, không thừa nhận. Động cơ giết người vì mâu thuẫn khó được chấp nhận, khi tất cả những người trong gia đình bên nội đều khẳng định không hề có mâu thuẫn nào giữa nạn nhân và hai bị cáo. Lý giải vì sao về sau lại có những lời khai nhận tội, các bị cáo cho rằng do bị ép cung, mớm cung.
 
Hồ sơ thể hiện với những lần có luật sư tham gia thẩm vấn, hai bị cáo không thừa nhận hành vi và luôn khẩn thiết kêu oan. Chỉ một lần, bị cáo Quyên nhận hết tội về mình, bởi hy vọng vợ được tại ngoại. Ngược lại, ở các bản cung bị cáo nhận tội lại không có mặt luật sư và những lời khai này lại khác nhau, thậm chí mâu thuẫn về không gian, thời gian, cách thức thực hiện hành vi...


Đặc biệt, có những bản cung bên dưới bị cáo ghi thêm: “Lời nhận tội của tôi là theo lời của cán bộ điều tra”. Đó là chưa kể trong quá trình tiến hành điều tra, CQĐT đã quá cẩu thả, sai sót (trong việc thu giữ đồ vật nghi ngờ liên quan đến vụ án, truy tìm đôi bông tai đã mất của nạn nhân, thực nghiệm điều tra, đối chất lời khai...); nhiều vi phạm về tố tụng trong hỏi cung.

Ngay cả việc xét xử bị cáo tội danh giết người với khung hình phạt chung thân, tử hình nhưng vắng mặt luật sư, TAND tỉnh Vĩnh Long vẫn tiến hành xét xử. Một điểm không thể không nhắc đến chính là nhân chứng duy nhất trong vụ án. Sự xuất hiện của nhân chứng giữa đêm khuya và những gì nhân chứng trình bày tại phiên tòa phúc thẩm khiến người nghe có quyền nghi ngờ về tính xác thực của lời khai...


Huỳnh Thị Ngọc Trâm bật khóc khi nhìn cha mẹ bị dẫn đi


Chỉ được nhìn nhau


Vậy mà vụ án kéo dài đã hơn 3 năm. Cũng từng ấy thời gian Trâm và các em không được gặp mặt cha mẹ, trừ những lần mở phiên tòa. Mà những lần ấy, gia đình họ chỉ được nhìn nhau, không thể hỏi thăm lấy một lời. “Thấy cha mẹ bị dẫn lên xe tù, em không chịu nổi, ruột gan rối bời. Thương cha mẹ chưa nguôi, nỗi đau mất bà nội lại ngậm nỗi oan không biết giãi bày với ai...”, Trâm xót xa.


Cha mẹ bị bắt khi em đang học năm thứ nhất đại học, người em gái kế học lớp 10 và em trai út học lớp 7. Hôm nghe tin cha mẹ bị bắt, đầu óc em trống rỗng, không hiểu đang xảy ra chuyện gì. Về đến nhà, thấy bà ngoại nằm khóc, hàng xóm bàn tán xầm xì, em cứ ngỡ đang ở trong một cơn ác mộng để rồi chới với, tổn thương trước sự thật tàn khốc và ánh mắt rẻ khinh, xa lánh của những người xung quanh.
 
Công an đến trường mời em về làm việc, thầy cô, bạn bè đều biết chuyện, những ngày tháng sau đó, Trâm và các em chẳng thể học nổi, việc học cứ thế tụt dốc. “Đã có lúc em định bỏ học vì không chịu nổi ánh mắt của những người xung quanh. Lúc đó vừa đau vừa tủi nhục lại vừa căm phẫn”, em bật khóc khi nhớ lại ngày tháng kinh hoàng đó.


Bây giờ, cũng đã có nhiều người hiểu chuyện, gia đình nội, ngoại hai bên bảo bọc, khuyên nhủ, Trâm và các em phần nào đã lấy lại thăng bằng. Có điều, chị em phải mỗi đứa một nơi, đứa cậy nhờ ngoại, đứa chịu ơn bác và các cô, căn nhà của gia đình em để trống, thi thoảng các em mới về qua nhà một chút. Việc thăm nuôi cha mẹ trong tù, các cô  bác cũng giành phần lo để các em yên tâm học hành.


Trong câu chuyện với tôi, em hay nhắc về cha. “Với em, cha là người hoàn hảo nhất. Cha đã dạy em, sống ở đời cần có một tấm lòng và phải lấy chữ hiếu làm đầu. Làm người mà không có chữ hiếu thì không thể thành người. Chưa bao giờ cha làm sai điều ấy. Có đi đâu chơi, mẹ con em ở lại chứ cha nhất định về nhà “vì sợ nội buồn, với lại để nội ở nhà một mình nguy hiểm”. Em kính trọng cha vì đạo đức và nhân cách của ông.

Một người dạy con như vậy thì không thể nào lại giết chính mẹ ruột bằng cách bóp cổ, dìm xác, phải không chị? Không bao giờ em tin vào điều đó. Chị ơi, cha mẹ em vô tội. Em tha thiết kính mong cơ quan có thẩm quyền dùng cái tâm của người cầm cân nảy mực, bằng luật pháp mà luận đúng người đúng tội, trả lại cho cha mẹ em sự trong sạch, danh dự mà hơn 3 năm nay họ bị nhục mạ, chà đạp. Xin trả lại cho chúng em một gia đình đúng nghĩa”, Trâm nhắc đi nhắc lại nhiều lần với tôi như thế.


Vẫn chưa sáng tỏ


Nạn nhân tự vẫn hay bị giết chết? Ai là người giết nạn nhân? Động cơ giết người? Đến phiên tòa phúc thẩm hôm nay vẫn chưa thể sáng tỏ. Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra bổ sung. Thời gian trôi qua, liệu có còn đủ chứng cứ để CQĐT có thể điều tra làm lại hòng tìm ra sự thật hay không?


Thật không thể là giả. Giả không thể là thật. Cái giá để tìm ra sự thật lắm khi quá gian nan, tốn thời gian, công sức nhưng không vì thế mà không lần đến cùng. Bởi đằng sau bản án không chỉ là sinh mệnh, danh dự của hai con người mà còn là hạnh phúc, tương lai của những người trẻ vô tội.

 

                                                                           Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục