Sinh viên tham gia một buổi tuyển dụng việc làm.

Sinh viên tham gia một buổi tuyển dụng việc làm.

Hè đến, thay vì về quê, nhiều sinh viên lựa chọn ở lại thành phố để tìm việc làm thêm. Thế nhưng, không ít sinh viên đã bị sập bẫy việc làm qua mạng bởi những lời hứa hẹn lương bổng hấp dẫn. Nhiều người chưa đi làm được ngày nào đã bị lừa mất điện thoại di động vì bị "hút hồn" bởi những lời nói như rót mật vào tai từ phía "nhà tuyển dụng".

Phỏng vấn xin việc ở…quán trà đá

Nếu như hiện nay, việc dán, phát tờ rơi, quảng cáo tuyển dụng việc làm bị lực lượng chức năng giám sát và xử lý nghiêm thì việc tung các tin tuyển người làm việc lại nở rộ trên các trang quảng cáo, rao vặt. Đánh đúng vào tâm lý của các bạn sinh viên trẻ là có được việc làm thêm, tăng thu nhập dịp hè, chuẩn bị cho năm học mới, các tin cung cấp việc làm thêm cũng đưa ra mức lương hấp dẫn: tuyển gấp kế toán, lương 3 triệu đồng, không môi giới… Thế nhưng, rất nhiều trong những tin quảng cáo đó là "bẫy tuyển dụng" lừa đảo sinh viên. 

Nguyễn Ngọc Minh, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, qua đọc mẩu tin quảng cáo việc làm trên một tờ báo điện tử, Minh đã điện thoại cho người đăng tin tên Quân để xin đi làm kế toán. Thế nhưng, khác với tưởng tượng của Minh, cuộc phỏng vấn xin việc lại diễn ra ở quán trà đá vỉa hè.

Người đàn ông này tự nhận mình tên Quân, hiện là Trưởng phòng Tuyển dụng của Công ty TNHH HN. Minh như được "rót mật" vào tai về công việc trong mơ với mức lương 3 triệu đồng. Đang nói chuyện, người đàn ông này bảo điện thoại hết pin, muốn mượn điện thoại của Minh để giao dịch công việc.

Vừa bấm điện thoại xong, người đàn ông này lấy lý do ồn đi ra góc khuất cạnh quán trà đá để nói chuyện cho yên tĩnh. Chờ 20 phút vẫn không thấy người đàn ông này quay lại, chiếc điện thoại của Minh cũng "mất hút" cùng người đàn ông này.

"Bẫy" quảng cáo

Từ một thông tin tuyển dụng trên trang web rongbay.com, Đào Thị H., sinh viên năm 3, Đại học DL Phương Đông đến xin việc tại một công ty tuyển trực điện thoại tại đường Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội.

H. được yêu cầu nộp số tiền 250.000 đồng tiền phí, 50.000 đồng tiền đào tạo và đi làm luôn tại công ty với công việc đơn giản: Chỉ cần ngồi ở công ty nghe điện thoại là H. sẽ được nhận số tiền lương 2 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, đến ngày hôm sau đi làm, H. bị đưa thêm yêu cầu phải "môi giới" được 2 người lao động 1 ngày mới được nhận tiền lương.

Cho đến ngày thứ 3, H. chỉ "dụ dỗ" được 1 người đến xin việc. Chủ công ty lạnh lùng thông báo tháng này H. lao động năng xuất thấp, bị trừ 50% lương. Ấm ức nhưng không biết làm thế nào, H. xin nghỉ việc và đòi 50% lương còn lại thì bị chủ công ty áp đặt luôn: Em tự phá hợp đồng nên không nhận được lương.

Cũng đọc thông báo tuyển dụng nhân viên văn phòng công ty với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng trên mạng, chị Nguyễn Phương Lê ở Đan Phượng, Hà Nội không quản ngại trưa hè nắng gắt, đến địa điểm đăng thông tin. Chị đã nộp cho nhân viên của công ty 200.000đ tiền phí giao dịch nhưng không có hóa đơn với cái hẹn "ngày mai đến làm việc, nhớ mang theo 3 triệu đồng tiền đặt cọc để đi làm".

Chị Lê đã tặc lưỡi nộp 3 triệu đồng và được họ dẫn đến một công ty giới thiệu việc làm ở đường Trương Định. Công việc đâu chưa thấy, chị Lê cả ngày chỉ ngồi trực điện thoại của những người gọi đến để xin việc và… ngủ gật. Bức xúc vì không có việc làm như quảng cáo, chị Lê quay lại nơi tuyển dụng ban đầu xin lại tiền đặt cọc thì bị từ chối thẳng thừng "bỏ dở nửa chừng thì mất tiền đặt cọc, không đọc kỹ hợp đồng à?".

Trường hợp của anh Phạm Văn Hải phản ánh đến Đường dây nóng Báo CAND là một ví dụ. Anh Hải đã nộp 1 triệu đồng cho công ty tuyển dụng. Được họ đưa  địa chỉ nơi làm việc, anh đi lòng vòng 2 tiếng đồng hồ mà vẫn không tìm thấy công ty đó đâu vì địa chỉ đó là… cây xăng...

Tìm kiếm việc làm là một nguyện vọng chính đáng của nhiều sinh viên, để họ tránh bị lừa, các cơ quan chức năng cần tiến hành kiểm tra công tác "hậu" đăng ký kinh doanh trên toàn thành phố. Khi bị mắc "bẫy", người bị hại cần đến ngay cơ quan Công an nơi gần nhất để trình báo, giúp cơ quan bảo vệ pháp luật có căn cứ để điều tra, xác minh

                                                                                  Theo Báo CAND

Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục