Đó là một trong những kiến nghị về các nội dung cần sửa đổi đối với Luật Thanh tra 2004 được nêu ra tại buổi làm việc giữa Thanh tra TPHCM với đoàn đại biểu Quốc hội TP vào chiều 7-9.

 

Hiện nay Luật Thanh tra chưa có biện pháp chế tài cụ thể và đủ mạnh để xử lý các đơn vị, tổ chức, cá nhân chây ỳ, cố tình không chấp hành quyết định xử lý qua thanh tra; chưa có quy trình, quy định cụ thể về việc xử lý sau thanh tra, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, các ngành, các cấp thiếu đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra...

Điều này dẫn đến tính hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra chưa cao. Minh chứng cụ thể là tại TPHCM, từ năm 2007 đến năm 2009, kết quả thu hồi sau thanh tra chỉ đạt 50% trên tổng số tiền kiến nghị thu hồi, (trong đó Thanh tra TP thu khoảng 60%, thanh tra quận – huyện thu khoảng 40%). Do vậy, Luật Thanh tra sửa đổi cần phải có các quy định về chế tài trong công tác thanh tra để xử lý việc không cung cấp hồ sơ, tài liệu, giải trình thực hiện các yêu cầu của đoàn thanh tra…

Chánh Thanh tra TPHCM Nguyễn Hữu Nhân cũng nêu một thực tế: “Việc thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, theo Luật Thanh tra 2004, thanh tra cấp tỉnh, bộ, sở, ngành, quận, huyện phải xin ý kiến của thủ trưởng hoặc chủ tịch UBND cùng cấp mới được tiến hành thanh tra đột xuất. Với quy định trên sẽ không giải quyết kịp thời vụ việc xảy ra, vụ việc có thể càng khó phát hiện vì khi được phê duyệt để tiến hành thanh tra thì đối tượng thanh tra đã có thời gian đối phó bằng cách hợp thức hóa chứng từ, tẩu tán tài sản”.

Vì thế, để đạt được yêu cầu thanh tra đột xuất, ông Nhân đề nghị sửa Luật Thanh tra theo hướng giao quyền chủ động (nhưng đảm bảo không được lạm quyền) cho các cơ quan thanh tra ra quyết định thanh tra và tự chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra. Ngoài ra, lãnh đạo Thanh tra TP cũng kiến nghị không tiếp tục duy trì hoạt động thanh tra nhân dân bằng Luật Thanh tra, bởi thanh tra nhân dân thực chất là tổ chức giám sát của nhân dân, hoạt động hoàn toàn khác với Thanh tra Nhà nước.

 

                                                                                       Theo SGGP

Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục