Phạm Minh Hoàng.

Phạm Minh Hoàng.

Sáng (29/9), Tổng cục An ninh 1 - Bộ Công an đã tổ chức họp báo về việc quyết định khởi tố, bắt tạm gian Phạm Minh Hoàng, sinh năm 1955 tại Bà Rịa Vũng Tàu, thường trú tại 432 Nguyễn Tri Phương, phường 8 quận 10 TP HCM, nguyên là giảng viên hợp đồng khoa Khoa học ứng dụng, Đại học Bách khoa TP HCM với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Đi du học tại Pháp năm 1973, sau đó tốt nghiệp thạc sĩ ngành Khoa học ứng dụng, Năm 1996, Phạm Minh Hoàng được Nguyễn Ngọc Đức (Việt kiều Pháp), là trưởng cơ sở của tổ chức khủng bố Việt Tân ở Paris, móc nối gia nhập tổ chức rồi năm 1998, Phạm Minh Hoàng là thành viên chính thức của tổ chức này.

Theo chỉ đạo của Đức, cũng trong năm 1998, Phạm Minh Hoàng nhập cảnh Việt Nam, tìm cơ hội hoạt động. Năm 2000, ông ta được Đại học Bách khoa TP HCM tuyển dụng làm giảng viên hợp đồng.

Bắt đầu từ đó, với bút danh Phạm Kiến Quốc, Hoàng đã viết 30 bài rồi gửi cho Việt Tân tung lên mạng Internet. Nội dung những bài này, Phạm Minh Hoàng xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đồng thời kêu gọi giới trẻ "bất tuân dân sự" mà mục đích không ngoài việc tuyển mộ nhân sự cho tổ chức khủng bố Việt Tân, rồi đưa ra nước ngoài huấn luyện, sau đó quay trở về làm hạt nhân kích động người dân biểu tình, bạo loạn, để Việt Tân nương theo đó, lật đổ chính quyền.

Tháng 11/2007, Khi Cơ quan An ninh Việt Nam bắt giữ Nguyễn Quốc Quân - là trung ương ủy viên Việt Tân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trần Công Minh, Trương Văn Sĩ, Nguyễn Quang Phục - là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân (riêng Nguyễn Ngọc Đức nhanh chân chạy thoát), âm mưu vào Việt Nam để thiết kế một đường dây xâm nhập trái phép, nhằm bí mật đưa người, vũ khí, chất nổ về nước, tiến hành đánh bom các công trình công cộng như chợ, trường học, bưu điện... thì Trần Công Minh và Nguyễn Thị Thanh Vân đã khai ra Phạm Minh Hoàng.

Từ những chứng cứ đó, Cơ quan An ninh đã mời Phạm Minh Hoàng đến để động viên, giáo dục. Tuy nhiên, Phạm Minh Hoàng chối bay chối biến. Tháng 11/2009, Hoàng cùng vợ là Lê Thị Kiều Oanh và một người nữa tên Nguyễn Thanh Hùng, đi Malaysia dưới hình thức du lịch.

Tại đây, Hùng, Hoàng và vợ đã được Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Ngọc Đức và Nguyễn Thị Thanh Vân huấn luyện cái gọi là "phương pháp đấu tranh bất bạo động" mà thực chất vẫn là các kế hoạch khủng bố bằng vũ lực.

Đầu năm 2010, Phạm Duy Khánh, ở Pháp, Huỳnh Châu, ở Mỹ và và Huỳnh Jolia Trang, ở Úc - cả ba đều là thành viên Việt Tân, nhập cảnh Việt Nam. Sau khi gặp Phạm Minh Hoàng, bọn chúng đã sử dụng chức năng giảng viên đại học của Hoàng, tiến hành lôi kéo hơn 40 sinh viên, học sinh tham gia khóa đào tạo “kỹ năng mềm” mà thực chất theo lời khai của Hoàng, thì là "những lớp đào tạo, huấn luyện, tuyển mộ, kết nạp thành viên vào tổ chức Việt Tân, hoạt động chống Nhà nước”.

Tháng 7/2010, Hoàng tổ chức buổi họp "chi bộ Việt Tân tại Sài Gòn" ở nhà riêng, gồm Lê Thị Kiều Oanh (vợ Hoàng), Đoàn Đắc Tuấn và Nguyễn Thanh Hùng. Tiếp theo, Hoàng chỉ đạo thành lập 3 tổ chức Việt Tân trá hình, là “Câu lạc bộ Hướng Dương”, “Trứng bay”, “Cọp lãnh đạo” rồi phân công Oanh, Tuấn, Hùng cầm đầu các tổ chức này.

Đầu tháng 8/2010, một lần nữa, Cơ quan An ninh Việt Nam lại mời Hoàng lên để giáo dục. Thế nhưng, Phạm Minh Hoàng vẫn bỏ ngoài tai. Trước những chứng cứ cụ thể, ngày 13/8/2010, Phạm Minh Hoàng bị bắt tạm giam vì có những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đến lúc này, Hoàng mới khai nhận mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình, đồng thời khai rõ về những âm mưu, kế hoạch của Việt Tân cùng những thành viên Việt Tân mà Hoàng có quan hệ.

Trong đơn xin khoan hồng, Phạm Minh Hoàng, viết: "Tôi nhận thức việc làm của tôi như trên là vi phạm luật pháp Việt Nam. Tôi mong Nhà nước khoan hồng cho tôi để tôi sớm trở về đoàn tụ với gia đình".

Riêng về Lê Thị Kiều Oanh, là vợ Phạm Minh Hoàng và đồng thời cũng là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân, do bà Oanh hiện còn đang nuôi con nhỏ nên thể hiện chính sách nhân đạo, Cơ quan An ninh Việt Nam chưa áp dụng biện pháp tố tụng với bà này

                                                                                  Theo Báo CAND

Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục