Trần Thị Hồng Nhung.

Trần Thị Hồng Nhung.

Giả danh công an để kiếm vợ, đi lừa đảo và muốn ra oai với nhiều người... là những phi vụ giả danh cảnh sát vừa bị nhà chức trách lật tẩy. Đã có hàng chục con mồi "sập bẫy" nhưng họ không hề hay biết.

 

Khi hành vi giả danh bị cơ quan cảnh sát điều tra lật tẩy, hầu hết những kẻ phạm tội đều khai cho rằng chỉ vì "oai". Mặc bộ sắc phục và giới thiệu là công an, chúng dễ dàng lấy được lòng tin của mọi người. Trường hợp của Nguyễn Vũ Cường là một điển hình.

Ngày 9/12, Cường bị Công an phường Tương Mai (Hoàng Mai) bắt giữ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo lời khai của Cường, ban đầu anh ta giả danh công an chỉ vì muốn "oai" để lấy vợ.

Ý định này nảy sinh khi nam thanh niên này được phân công sửa chữa điện, nước cho một trường công an trên địa bàn Hà Nội. Quá trình làm việc tại đây, Cường biết được phiên hiệu của một số đơn vị công an và nhặt được một bộ cảnh phục.

Đặng Văn Doanh và tang vật.
Đặng Văn Doanh và chiếc thẻ ngành giả.

Quãng thời gian này, Cường có tình cảm với chị Lê, giáo viên một trường cùng huyện. Anh ta cho rằng nếu có "mác" công an sẽ dễ dàng lấy được cô gái trên làm vợ. Nam thanh niên hành nghề sửa điện, nước đã nhờ bạn gái cũ làm giả một chứng minh là cán bộ trường Trung học CSND I.

Sau những lần về quê, cảm giác oai và được nhiều người nể phục khiến Cường không thể dứt ra được khỏi ánh hào quang. Sau khi lập gia đình với Lê, Cường vẫn giấu nhẹm chuyện đó.

Hơn một tháng trước, khi sinh con đầu lòng, Lê quyết định ra Hà Nội ở cùng chồng. Sự nghi ngờ của người phụ nữ này bắt đầu xuất hiện khi thấy người đầu gối má kề với mình không đi làm mà chiều đến thường vác ống nước ra khỏi nhà. Gặng hỏi thì Cường chỉ trả lời đi làm thêm.

Sự việc chỉ vỡ lở cho đến ngày 9/12, hai vợ chồng "cảnh sát dởm" này nảy sinh mâu thuẫn. Trong lúc nóng giận, Cường đã nhờ một người bạn bế đứa con mới sinh ra khỏi nhà. Tưởng con bị bắt cóc Lê đã đến công an phường Tương Mai trình báo. Khi công an phường Tương Mai mời đến làm việc, Lê vẫn tin tưởng rằng chồng mình là giáo viên của Trường Trung học CSND I.

Thiếu tá Phạm Minh Thặng, Phó trưởng Công an phường Tương Mai cho rằng, để phát hiện đối tượng giả danh, các điều tra viên ngoài trình độ nghiệp vụ phải có khả năng quan sát rất tinh tế. Kẻ giả danh thường cố tỏ ra "oai phong", chúng thường nói nhiều về mình, khoe khoang và tự giới thiệu là công an.

Một điểm nữa khác biệt cũng cần để ý đó là tác phong của cán bộ công an thường rất bình tĩnh, nhỏ nhẹ, trang phục đầu tóc gọn gàng theo điều lệnh Công an nhân dân. Trong khi kẻ giả danh thì ngược lại.

Trong số những vụ giả danh công an bị phát hiện trong cả nước thời gian qua cho thấy, kẻ mạo danh không chỉ là các đấng mày râu mà còn là các nữ nhi "chân yếu, tay mềm". Điển hình trong số đó phải kể đến trường hợp Trần Thị Hồng Nhung.

Trần Thị Hồng Nhung. Ảnh: Cơ quan điều tra cung cấp
Trần Thị Hồng Nhung. Ảnh: Cơ quan điều tra cung cấp.

Giữa tháng 11/2010, cô gái giả danh công an để đi lừa... công an đã bị bắt về hành vi lừa đảo. Để thực hiện hành vi phạm tội, Nhung thường xuyên lên mạng Internet tìm hiểu về lực lượng ngành, thậm chí còn đưa ảnh của thị ta lên mạng, trong trang phục của một Thượng sỹ công an.

Trong máy điện thoại di động của cô gái này bao giờ cũng có ảnh chị ta mặc sắc phục ngành. Cơ quan điều tra cho biết đâu Nhung cũng giới thiệu đang làm việc tại Tổng cục xây dựng lực lượng (Bộ Công an). Với cái mác trên, Nhung đã thực hiện trót lọt một số vụ lừa đảo và một số vụ trộm cắp tài sản.

Song táo tợn nhất phải kể đến trường hợp của Đặng Văn Doanh (21 tuổi ở Hải Dương) vừa bị công an phường Tương Mai bắt giữ cuối tháng 12/2010 về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Sự liều lĩnh của anh ta thể hiện ở chỗ, dám đến công an phường "bảo lãnh" cho một chiếc xe máy bị tạm giữ vi phạm Luật giao thông đường bộ.

Tại công an phường, Doanh tự giới thiệu là cán bộ Cục C45. Việc mạo danh của nam thanh niên này đã bị lật tẩy khi các điều tra và trinh sát yêu cầu đưa thẻ ngành.

Thủ đoạn phạm tội chủ yếu của các đối tượng giả danh công an thường là cưỡng đoạt, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trong một số trường hợp là trộm cắp. Hình thức thể hiện của loại tội phạm này cũng rất đa dạng. Lúc chúng giả danh là cảnh sát hình sự, có khi lại là cảnh sát giao thông, có trường hợp lại là cảnh sát cơ động.

Tháng 11/2010, tổ tuần tra của Đại đội 4, trung đoàn Cảnh sát cơ động Hà Nội, khi làm nhiệm vụ đã phát hiện và bắt giữ hai học sinh cấp 3 là Nguyễn Duy Anh (17 tuổi) và Nguyễn Quang Nhật (15 tuổi) khi chúng mặc sắc phục cảnh sát cơ động, để cưỡng đoạt tài sản của người đi đường.

Theo lời khai của hai học sinh trên, trước thời điểm bị bắt, chúng đã chặn đôi nam nữ, lấy của họ 150.000 đồng. Khi bị đưa về đồn công an Duy Anh và Nhật cho rằng vì thấy cảnh sát cơ động "oai" nên đã bàn nhau đi mua đồng phục của cảnh sát ngành. Trước khi nghĩ đến việc giả danh, chúng đã bị cảnh sát cơ động xử phạt.

Để đóng giả giống như thật, dễ dàng qua mắt được người đi đường và ngay cả lực lượng cảnh sát cơ động làm nhiệm vụ tuần tra, hai học sinh nhí này đã sắm đầy đủ các công cụ và phụ kiện gồm dùi cui, kiếm… đồng thời tự mua đề can về cắt chữ làm hình thức bên ngoài giống hệt cảnh sát cơ động thật.

Thiếu tá Thặng cho biết, trong các vụ án trên, thường những kẻ gây án có sự sắp xếp, chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và hoàn hảo nên dễ dàng qua mắt người bị hại. Trong khi đó, gia đình nạn nhân thường quen biết họ một cách chóng vánh nên chẳng biết tên thật, công tác ở đâu nên điều tra gặp rất nhiều khó khăn.

Thiếu tá Phạm Minh Thặng, Phó trưởng công an phường Tương Mai cho biết, các vụ giả danh công an bị phát hiện tại đơn vị này thời gian qua cho thấy kẻ giả rất tinh vi, liều lĩnh…Chúng lừa cả công an thật. Vì thế, trong các trường hợp cảm thấy nghi ngờ, lực lượng ngành cần phải khéo giữ họ lại để kiểm tra thẻ ngành.

Về phía người dân, khi bị bắt giữ, cần chú ý đến trang phục của lực lượng làm nhiệm vụ. Thông thường, trang phục của kẻ giả danh không đồng nhất, hầu hết chúng đều sử dụng thẻ ngành giả, không đeo số hiệu công an trên người. Nếu có nghi ngờ cần phải đến cơ quan công an gần nhất trình báo

 

                                                                           Theo VnExpress

 

 

Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục