Bùi Thị Trang tại Công an phường Yên Phụ.

Bùi Thị Trang tại Công an phường Yên Phụ.

Điểm lại các vụ án liên quan đến "ôsin" đã xảy ra, cho thấy phần lớn gia chủ cũng có lỗi khi quá chủ quan, tin tưởng ở người giúp việc, hớ hênh trong việc cất giữ những tài sản quý, thậm chí không chấp hành đúng quy định của pháp luật trong việc khai báo tạm trú cho người giúp việc.

 

Trong cuộc sống hiện đại, giúp việc (ôsin) là một nghề kiếm sống chân chính và cũng là nhu cầu cần thiết của nhiều gia đình. Phần lớn người giúp việc đều xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn nên khi gặp những chuyện bức bách về tài chính, lợi dụng gia chủ sơ hở trong quản lý tài sản đã nảy lòng tham dẫn đến hành vi phạm tội của một số ít người giúp việc...

Gia chủ hớ hênh, "ôsin" gây án

Sau Tết Nguyên đán, trên địa bàn Hà Nội nhiều gia đình liên tiếp xảy ra mất trộm. Điều lạ hầu hết các vụ này, đều không có dấu hiệu của cậy phá, không có sự xáo trộn đồ đạc trong nhà nhưng những tài sản có giá trị như vòng vàng, nhẫn vàng, tiền lại "không cánh mà bay". Thủ phạm không ngờ lại là những "ôsin" hiện đang làm việc trong gia đình và đặc biệt là những "ôsin" làm theo giờ hành chính.

Qua quen biết, gia đình chị Nguyễn Thị Thùy, ở ngõ 312, đường Nguyễn Trãi, phường Khương Trung được người quen giới thiệu Nguyễn Thị Nhâm, năm nay 29 tuổi, quê ở Kim Bảng, Hà Nam, hiện trú tại Thượng Đình, quận Thanh Xuân làm giúp việc gia đình theo giờ. Thấy Nhâm chăm chỉ làm gọn gàng ngăn nắp, gia đình chị Thuỳ tin tưởng nên khi gia đình có việc lại gọi Nhâm. Gia đình chị Thủy còn giao hẳn chìa khoá cửa nhà cho Nhâm mà không biết mình đang "gửi trứng cho ác".

Phát hiện gia đình chị Thuỳ trên tầng 4 có tủ không khóa, trong đó có 2,1 cây vàng gồm vòng, kiềng, lắc và 3 triệu đồng để trong hộp nữ trang (tổng số tiền gần 80 triệu đồng). Trong một lần quét dọn, Nhâm thuê ngay taxi đưa toàn bộ tài sản trộm cắp được vào túi mang về quê, trên đường về ngồi trên xe Nhâm còn giở ra xem. Sau đó, Nhâm mang đến nhà mẹ đẻ giấu dưới gầm giường. Ngày 5/3/2011, vụ việc mới bị bại lộ khi gia đình chị Thùy không thấy số tài sản quý giá kia đâu. Gia đình chị Thuỳ đã gọi điện thoại để Nhâm từ quê lên hỏi nhưng Nhâm chối không nhận.

Gia đình chị Thuỳ đưa Nhâm ra Công an quận Thanh Xuân, tại đây sau nhiều giờ Nhâm đã nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Ngày 9/3, cơ quan CSĐT tội phạm về TTXH Công an quận Thanh Xuân đã khởi tố Nhâm về hành vi trộm cắp tài sản.

Cùng thời điểm trên, 19h40 ngày 4/3, anh Nguyễn Trí Thanh, ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân đang ở dưới tầng 1 nhà mình, bỗng nghe tiếng kêu cứu thất thanh của Ngô Thị Nga, 29 tuổi, quê ở xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, người giúp việc của gia đình. Vội vàng chạy lên thì thấy Nga đang lắp bắp kêu nhà có trộm. Theo lời của Nga khi đang cho quần áo vào máy giặt ở tầng 4, Nga phát hiện 2 nam thanh niên bịt mặt, ập vào phòng từ lối cửa tum trên sân thượng. Một trong hai người lạ gí vật gì đó lạnh buốt vào phía sau lưng Nga bắt ngồi im. Sau đó, một người chạy xuống tầng dưới lục lọi lấy cắp đồ đạc, rồi quay lên cầm theo 1 chiếc túi xách và 2 kẻ bịt mặt tẩu thoát ra ngoài bằng lối cửa tum trên sân thượng. Anh Thanh kiểm tra tủ đựng quần áo ở tầng 2 phát hiện bị mất hơn 58 triệu đồng.

Thấy gia đình mất trộm, anh Thanh đã đến cơ quan điều tra trình báo, Trong quá trình truy xét cơ quan Công an nhận thấy có dấu hiệu không bình thường của Nga. Công an phường Nhân Chính đã tập trung đấu tranh với Nga, buộc đối tượng phải khai nhận đã dựng hiện trường giả vụ trộm hòng lấy cắp số tiền trên.

Trước đó, vào giữa tháng 12/2010 Công an phường Yên Phụ, quận Tây Hồ đã làm rõ Bùi Thị Trang, quê Hậu Lộc, Thanh Hóa, sau khi giúp việc cho ba cô gái người nước ngoài đã 3 lần ăn trộm gồm 2.000 đô la Mỹ, 1 máy sony, 2 nhẫn có trị giá 7 triệu đồng. Số ngoại tệ, Trang đã bán lấy tiền Việt để nhờ người đi mua xe máy. Tại cơ quan điều tra, Trang khai nhận sau khi làm giúp việc ba cô gái người nước ngoài này đã lợi dụng lòng tin và đánh thêm chìa khóa "sơ cua" để chờ thời cơ thực hiện ý đồ xấu.

Hiện trường một vụ "ôsin" lấy trộm tài sản của gia chủ.

Tìm người trung thực như thế nào?

Trong xã hội hiện đại, giúp việc gia đình đã trở thành nghề kiếm tiền chân chính của nhiều người. Một loạt các trung tâm giới thiệu, môi giới "ô sin" ra đời để phục vụ nhu cầu này. Ngoài việc đến các trung tâm dịch vụ giới thiệu "ô sin", hiện nay nhiều gia đình tìm "ô sin" bằng cách nhờ người quen giới thiệu, hoặc nhờ chính những người đang giúp việc cho các gia đình khác tìm giúp.

Trước hết phải khẳng định đa số những người giúp việc đều là người tốt, đi làm để kiếm sống. Xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn, khi gặp những chuyện bức bách về tài chính, lại gặp gia chủ sơ hở trong quản lý tài sản đã kích thích lòng tham dẫn đến hành vi phạm tội của một số ít người giúp việc. Cũng có trường hợp đối tượng với mục đích trộm cắp tài sản đã sử dụng giấy tờ giả để lừa các trung tâm giới thiệu việc làm và lừa chủ nhà.

Điểm lại các vụ án liên quan đến "ôsin" đã xảy ra, cho thấy phần lớn gia chủ cũng có lỗi khi quá chủ quan, tin tưởng ở người giúp việc, hớ hênh trong việc cất giữ những tài sản quý, thậm chí không chấp hành đúng quy định của pháp luật trong việc khai báo tạm trú cho người giúp việc. Chính vì vậy khi xảy ra việc, có người còn không biết tên thật của "ôsin" là gì, quê quán ở đâu. Phần lớn chủ nhà chỉ quan tâm đến chuyện "ôsin" đó có làm được việc không, có đáp ứng được yêu cầu công việc của gia đình.

Theo một điều tra viên Công an quận Thanh Xuân, đề phòng hiện tượng người giúp việc gây án, chủ nhà phải có hợp đồng chặt chẽ giữa Công ty xúc tiến việc làm và người giúp việc mình thuê; khi có người giới thiệu phải xác minh được địa phương quê quán; khi đi thuê ôsin làm việc bán thời gian, gia đình phải có người quán xuyến theo dõi và đặc biệt không được giao chìa khoá các phòng cho người giúp việc; quản lý cẩn thận những tài sản có giá trị như vàng, tiền, đồng hồ, ví...

 

                                                                                Theo Báo CAND

 

Các tin khác


Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục