Không tem kiểm định, nơi sản xuất, không có xốp tản lực khi va chạm… Những chiếc MBH mỏng tang, nhẹ hều chỉ có hình thức bên ngoài bắt mắt vẫn bày bán công khai, tràn ngập đường phố. Điều đáng nói, những chiếc MBH không đảm bảo chất lượng lại được đa số người dân sử dụng để qua mặt CSGT.

 

Nhan nhản mũ bảo hiểm rởm

Ghi nhận tại các tuyến đường: Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ, Lê Quang Định, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hùng Vương, Võ Thị Sáu, tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 13… các loại MBH không đảm bảo chất lượng được bày bán tràn lan một cách công khai, với giá rẻ mạt từ 25.000 - 60.000 đồng/mũ, tùy theo "chất lượng", mẫu mã.

Chưa kể, một số loại MBH "núp" dưới danh nghĩa mũ thời trang thiết kế theo kết cấu của MBH nhưng được cách điệu, thiết kế nhựa dài như các loại mũ thể thao thông thường, không có tem kiểm định cũng được bày bán tràn lan trên các vỉa hè. Thậm chí ngay cả một số shop thời trang chuyên bán MBH cũng được bày bán, chủ yếu phục vụ cho các cô cậu "tuổi teen" đội chỉ để qua mặt lực lượng CSGT.

Những chiếc MBH rởm, không đảm bảo chất lượng được bày bán tràn lan, công khai trên đường với giá khá rẻ từ 25.000 - 30.000 đồng/mũ.

Mặc dù, theo quyết định của Bộ KH & CN ban hành năm 2008 quy định về: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về MBH cho người đi môtô xe máy, các loại mũ không đạt "chuẩn" sẽ không được phép sản xuất, lưu hành. Theo đó, các kiểu MBH thời trang được cách điệu vành rộng, lưỡi trai, mũ không đảm bảm chất lượng cũng sẽ không được lưu hành. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố, các loại MBH thời trang, không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, không tem kiểm định chất lượng, không địa chỉ đơn vị sản xuất vẫn được bày bán tràn lan.

Theo tìm hiểu, quy trình sản xuất các loại MBH này cũng khá đơn giản, các tiểu thương nhỏ, kinh doanh theo hộ gia đình cũng có thể tự sản xuất. Các cơ sở, hộ gia đình có thể mua vật liệu từ vỏ nhựa được sản xuất từ rác phế thải, nhựa tái chế, gáo mũ từ các chợ đầu mối... hoặc các đầu nậu chuyên cung cấp vật liệu sản xuất MBH. Sau đó về lắp ráp lại và trang trí mẫu mã, rồi cung cấp cho các đầu nậu, điểm bán lẻ MBH trên đường với giá khá rẻ. Giá thành phẩm của một chiếc MBH khi tung ra thị trường dao động từ 10.000 - 20.000/mũ tùy theo "chất lượng", các mẫu mã ăn khách.

Quản lý chất lượng MBH, thả nổi đến bao giờ?

Mới đây, ngày 10/3, Đội quản lý thị trường (QLTT) 3A, Chi cục QLTT TP HCM bất ngờ kiểm tra hai cơ sở sản xuất MBH tại khu vực quận Bình Tân và quận 6. Qua kiểm tra, cả hai cơ sở trên đều không công bố tiêu chuẩn chất lượng, sử dụng tem giả, các loại tem có thông tin trên nhãn không đúng quy định.

Cụ thể, tại cơ sở sản xuất MBH tại phòng trọ số 13, đường 14 (khu phố 21, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân), khi cơ quan QLTT kiểm tra các công nhân vẫn làm việc bình thường, hơn 600 gáo mũ, vải lót, ốc vít, tem giả bày la liệt. Cơ sở này cũng không xuất trình được giấy phép kinh doanh, không công bố tiêu chuẩn chất lượng, sử dụng tem giả.

Còn tại cơ sở sản xuất MBH tại số 59, đường số 15 (phường Bình Phú, quận 6), Đội QLTT lập biên bản niêm phong gần 500 mũ thời trang thành phẩm, 800 gáo mũ đen cùng các phụ kiện khác. Để qua mặt cơ quan chức năng, tránh bị kiểm tra xử lý theo chuẩn, các cở sở sản xuất, gia công MBH đều "núp" dưới hình thức sản xuất MBH thời trang, thể thao dành cho người đi xe đạp, người đi bộ. Thông tin trên sản phẩm cũng không ghi rõ MBH dành cho người đi xe môtô, xe gắn máy theo quy định của Bộ Khoa học & Công nghệ. Chính vì điều đó, đã khiến cho các Đội QLTT gặp khó khăn khi kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, gia công MBH rởm, không đảm bảo chất lượng.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công thương có báo cáo cụ thể tình hình kiểm tra, xử lý các vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng trước ngày 15/4.

Theo Tổng cục Đo lường chất lượng, phần lớn MBH "thời trang" không đạt chỉ tiêu về độ bền va đập, hấp thụ xung động, độ bền đâm xuyên... nên khi xảy ra tai nạn không đảm bảo an toàn vùng đầu như các MBH đạt chuẩn. Chưa kể, những phụ kiện như vành mũ lưỡi trai có thể gây sát thương các vùng mặt, mắt của người sử dụng; hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông.

 

                                                                               Theo Báo CAND

 

Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục