Các học viên tại Trung tâm Chữa bệnh - giáo dục - LĐXH tỉnh được học nghề mây - tre đan.

Các học viên tại Trung tâm Chữa bệnh - giáo dục - LĐXH tỉnh được học nghề mây - tre đan.

(HBĐT) - Phó Chi cục Phòng chống TNXH Hoàng Kiên Giang cho biết: Theo kết quả điều tra, rà soát, tính đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 2.032 phụ nữ bỏ đi làm ăn xa không rõ địa chỉ. Ngoài ra còn 375 đối tượng mại dâm có hồ sơ quản lý ở 54 xã, phường, thị trấn. Đáng lưu ý là số đối tượng bán dâm ở độ tuổi 18 - 30 ngày càng tăng, phần lớn đối tượng bán dâm có trình độ văn hóa thấp.

 

Tính từ năm 2006 đến nay, lực lượng chức năng các cấp đã phát hiện, triệt phá 82 vụ với 272 đối tượng liên quan đến HĐMD; xử lý hình sự 35 vụ với 48 bị can; xử lý hành chính 47 vụ với 235 đối tượng, lập hồ sơ đưa 152 đối tượng mại dâm vào Trung tâm Chữa bệnh - giáo dục - LĐXH tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2006 đến nay, các lực lượng chức năng đã phát hiện, đấu tranh, triệt phá 15 vụ tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm, bắt 17 đối tượng, phát lệnh truy nã 1 đối tượng. Bước đầu xác định có 14 nạn nhân là phụ nữ bị bán ra nước ngoài. TAND tỉnh cũng đã thụ lý và giải quyết 13 vụ với 22 bị cáo về tội chứa chấp mại dâm. Trong đó, đưa ra xét xử sơ thẩm 12 vụ với 21 bị cáo. TAND  các huyện, thành phố đã thụ lý, giải quyết 26 vụ với 33 bị cáo với tội môi giới mại dâm; 33 vụ với 39 bị cáo tội chứa chấp mại dâm.

 

Bên cạnh công tác đấu tranh, triệt phá các tụ điểm HĐMD trên địa bàn tỉnh đã có sự phối hợp vào cuộc quyết liệt của các ngành, đoàn thể xã hội, chính quyền địa phương từ tỉnh, huyện đến cơ sở. Lồng ghép công tác phòng - chống TNXH, PCMD với phong trào “Toàn dân ĐKXDĐSVH”. Đồng thời, công tác tuyên truyền, giáo dục phòng - chống TNXH đã được các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể phối hợp thực hiện, đổi mới phương thức tuyên truyền cho phù hợp với từng loại đối tượng. Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Công tác quản lý, giáo dục giúp đỡ người bán dâm tại cộng đồng đã được phân loại, lập danh sách và quản lý theo hồ sơ. Chính quyền cơ sở, các tổ chức, đoàn thể như: Hội Phụ nữ, MTTQ, CCB đã tích cực tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ vốn vay thông qua các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói - giảm nghèo giúp đối tượng mại dâm hoàn lương, ổn định cuộc sống, tạo điều kiện cho người HĐMD nhanh chóng hòa nhập cộng đồng. Hội LHPN tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền  như mít tinh, hội thi, hội thảo, giao lưu văn hóa, văn nghệ về công tác phòng - chống TNXH và PCMD thu hút trên 430.000 lượt cán bộ, hội viên tham gia; mở 140 lớp tập huấn chuyên đề về PCMT, MD cho 2.340 lượt cán bộ, hội viên; 18 lớp tập huấn lồng ghép kiến thức PCMT, MD, HIV/AIDS cho trên 1.000 hội viên ở cơ sở; tổ chức 12 cuộc truyền thông về PCMD cho 750 lượt phụ nữ ở địa phương có nhiều người đi làm ăn xa, các đối tượng có nguy cơ cao. Hội PN các cấp đã hỗ trợ vốn, tạo việc làm cho 13 đối tượng mại dâm hoàn lương với số vốn 60 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm.

 

Mặc dù vậy, công tác đấu tranh phòng, chống TNXH nói chung, mại dâm nói riêng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong phối hợp quản lý địa bàn giáp ranh, điều tra phát hiện, bắt giữ các đối tượng HĐMD ở các cơ sở kinh doanh trá hình. Đặc biệt là công tác quản lý đối tượng vi phạm sau khi xử lý và các đối tượng phụ nữ bỏ đi làm ăn xa không rõ địa chỉ. Bởi trên thực tế, đối tượng bán dâm là những phụ nữ không có việc làm, hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số nghiện ma túy. Do vậy, phần lớn các đối tượng sau khi bị xử lý đều tiếp tục quay trở lại hoạt động, do vậy rất cần thiết có những chính sách phù hợp như tạo việc làm thường xuyên, hỗ trợ, giúp đỡ về vốn phát triển sản xuất nhằm tạo điều kiện giúp đỡ đối tượng mại dâm hoàn lương nhanh chóng ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng một cách bền vững.

             

 

                                                                                   Mạnh Hùng

Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục