Thời gian gần đây, gỗ ngọc am được giới chơi lũa ưa chuộng. Đây là loại cây thuộc bộ thông, họ hoàng đàn, cho gỗ rất thơm sống trong các cánh rừng già ven ngọn Tây Côn Lĩnh (huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên của Hà Giang). Giới chơi và kinh doanh lũa đang thêu dệt những "huyền thoại" mới về ngọc am, nhằm tăng giá trị, khiến cơn sốt đi đào lũa ngọc am trở nên nóng bỏng...

 

"Cơn sốt" đào lũa ngọc am

Anh Lù Văn Tuấn, Phó trưởng Công an xã Tả Sử Choóng (huyện Hoàng Su Phì) dẫn chúng tôi đến một căn phòng lụp xụp ở trụ sở xã, chỉ vào đống gỗ gốc cây sần sùi, có màu vàng đậm, nhạt, bảo: "Ngọc am đấy. Chúng tôi thu được từ những người dân khai thác, vận chuyển trái phép". Lũa ngọc am chỉ khác gỗ thường là nó tỏa ra mùi thơm thoang thoảng.

Anh Lù Văn Tuấn cho biết thêm: "Thời gian gần đây, có rất nhiều người dân vào rừng khai thác ngọc am trái phép. Họ thường đem theo một cái thuốn dài chừng 3-4m, làm bằng sắt 18. Đến những khu vực nghi có lũa ngọc am như vực, suối, họ chọc sâu xuống. Thấy vật cứng, rút thuốn lên, ngửi thấy mùi thơm là họ hè nhau đào bới để lấy lên. Các khúc gỗ này được rửa sạch, đem về, rồi tùy theo hình dáng mà chế tác ra các vật dụng như thùng tắm, bàn ghế ngồi, tạc các con vật, con giống… Nhưng do đây là loại gỗ quý, thuộc nhóm 1A trong danh mục phân loại thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ lâu đã nghiêm cấm khai thác, nên chúng tôi phải tuần tra, bảo vệ, không để người dân khai thác bừa bãi. Tính đến nay, Công an xã đã tuần tra, thu giữ được gần 1,2 tấn ngọc am rồi, nhưng cũng chưa xử phạt trường hợp nào".

Chúng tôi đến nhà C. "chó", một đầu nậu thu gom gỗ ngọc am trong dân quanh vùng, vận chuyển buôn bán lậu về xuôi. Nhà C. ở đầu con dốc gần trụ sở xã Tả Sử Choóng, vách gỗ, mái tôn, chênh vênh bên sườn núi. Trong nhà đầy các lũa ngọc am, phía sau nhà cũng có một chiếc lán lớn ngổn ngang thứ gỗ sực nức mùi thơm này.

Những cây ngọc am còn sót lại.

C. vốn là tay nghiện hút nặng, thời gian ăn cơm trong tù nhiều hơn ăn cơm ở nhà với vợ, nên "ngang tàng" lắm, chẳng có gì phải giấu giếm: "Nói thực, tôi thu mua của dân đào rừng thì rẻ thôi. Sau đó về gọt rũa đi một chút cho có hình thù, ai thích cái nào tôi bán ngay cái đó. Nếu anh mua nhiều, tôi lo cho khâu vận chuyển. Khó gì, cứ cho vào các thùng giấy hay bao tải để khuất mắt đi, chở sau xe thì ai người ta hỏi. Với nữa, người ta cũng biết tôi làm nghề này rồi(!)".

C. cho biết thêm, những gốc lũa không có hình thù đặc biệt hoặc quá nhỏ, vụn vặt sẽ được chẻ nhỏ để chiết xuất dầu. Cứ vài tạ gỗ ngọc am sẽ chiết xuất được chừng 10kg dầu ngọc am thô. Từ thứ dầu thô màu nhớt xe máy này sẽ chiết xuất thành loại tinh dầu màu dầu chuối. Tinh dầu đang rất được ưa chuộng nên dễ bán, giá cao. Ngay tại các "xưởng" chế xuất, giá tinh dầu đã là hơn 2 triệu đồng/lít, nếu về đến Hà Nội hay qua bên kia biên giới, giá còn đội lên nhiều lần. Vì vậy, dân sang chiết tinh dầu nghĩ ngay đến chuyện làm giả: Dùng gỗ thông, pơmu… chiết xuất lấy tinh dầu, rồi trộn một lượng nhất định tinh dầu ngọc am vào để bán, vừa có mùi thơm, lại "sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về số lượng".

Cần sớm có biện pháp ngăn chặn

Một thời gian không lâu trước đây, các nhà khoa học đã tưởng loài cây ngọc am bị tuyệt chủng. Nhưng nó vẫn còn xuất hiện đâu đó tại vùng núi cao của Hà Giang và vùng Đông Bắc của nước ta. Tuy nhiên, số lượng cây sống còn rất hạn chế. Ngay ở xã Tả Sử Choóng (tức là Gốc cây to) cũng chỉ còn dăm ba cây ngọc am ở thôn Hóa Chéo Phìn.

Gỗ ngọc am bị khai thác trái phép trong rừng Hoàng Su Phì.

Phó trưởng Công an xã Lù Văn Tuấn cho biết: "Xã chỉ quản lý một cây ngọc am phía đầu nguồn con suối, cao chừng 30m, đường kính thân chừng 1m, ở trên núi Túng Quá Sử (núi ngọc am). Còn hai cây to khác là của cá nhân, do hai anh Lù Seo Lèng, Lù Seo Hồ quản lý. Một cây nữa cũng trong vườn đồi nhà anh Vàng Seo Sấn, nên anh ấy quản lý. Trước đây, nhà anh Lèng đã có ý định đổi cây ngọc am lấy 2 chiếc xe Win Trung Quốc. Xã phải vận động, thuyết phục rằng đây là cây quý, cây di sản của xã, nên mới thôi".

Ở xã Bản Nhùng (huyện Hoàng Su Phì) núi rừng trùng điệp, cũng chỉ còn có hai cây ngọc am ở nhà anh Thèn Văn Tân, Trưởng Công an xã Bản Nhùng. Ông nội anh Tân là cụ Thèn Lao Chẩn (người Nùng) thời còn trẻ được một người Mông tặng hai cây ngọc am giống cao nửa gang tay. Ông Chẩn đem trồng, nhưng chỉ một cây sống được. Sau này ông Chẩn lại được một người cùng bản tặng thêm một cây giống nữa, nên bây giờ vườn nhà ông có hai cây ngọc am cao gần 20m.

Anh Thèn Văn Tân tâm sự: "Bố tôi cứ muốn bán đi một cây ngọc am, vì nhà tôi túng quá. Ông muốn giao cây cho Nhà nước quản lý, rồi xin ít tiền công trồng chăm sóc để cho con cháu ăn học, và mua một bộ quan tài gỗ tạp cho ông khi nằm xuống. Hoặc Nhà nước cho hạ bán đi một cây, để lại một cây, lấy gỗ ngọc am làm quan tài hoặc lấy tiền mua quan tài khác. Nhưng nó là cây quý, nghiêm cấm khai thác, nên không thể chặt được. Mà nhà thì ngày một nghèo túng, người cha thì ngày một già…".

 

                                                                            Theo Báo CAND

Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục