(HBĐT) - Thật hiếm có một phong trào nào lại ăn sâu vào đời sống xã hội như phong trào toàn dân BVANTQ. Trên khắp các bản, làng, thôn, xóm, tổ dân phố đâu đâu cũng có phong trào toàn dân BVANTQ nhưng để có phong trào thật sự không phải nơi nào cũng làm được, kể cả những nơi phong trào tự phát với những cách làm có hiệu quả cũng chưa được coi nơi đó là có phong trào khi chưa có sự tổ chức, hướng dẫn hoạt động thống nhất với những nội dung cụ thể.

 

Thời gian qua, nhất là 5 năm lại đây, tỉnh được xếp vào tốp đầu của những địa phương có phong trào khá với nhiều mô hình tự quản phong phú, phát huy tác dụng. Để xây dựng được phong trào gồm các mô hình phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc trong tỉnh là một vấn để hết sức nan giải của cấp ủy và chính quyền địa phương.  

Ngày 1/12 /2010 Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân BVANTQ đã tiếp thêm sức mạnh cho các địa phương thực hiện và cũng từ đó việc xây dựng các mô hình tự quản được quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn. Trước hết phải kể đến mô hình “ổ nhà tự quản về an ninh trật tự” được xây dựng theo quy mô một chi dòng họ (ổ nhà) của đồng bào Mường, huyện Lạc Sơn với những điều khoản đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện của hương ước, ổ nhà đã có tác dụng gắn kết các hộ gia đình trong chi dòng họ theo cách tự nguyện, tự giác. Sau nhiều năm hoạt động đã dần loại bỏ các hủ tục lạc hậu. Những vi phạm dù là nhỏ của các thành viên trong ổ nhà đều bị lên án, tẩy chay và cảm hóa, giáo dục nhờ vào uy tín, trách nhiệm cao của những người được bầu làm trưởng ổ nhà. Các hộ gia đình có con bỏ học vì khó khăn kinh tế cũng được ổ nhà quyên góp ủng hộ “lá rách ít đùm lá rách nhiều” và quỹ khuyến học cũng từ đó mà hình thành, dù phần thưởng ít ỏi chỉ vài chục ngàn đồng cũng đã động viên được nhiều cháu cố gắng học hành đỗ đạt. Mô hình này đã được nhân ra thành “Chi dòng họ tự quản” ở các huyện khác trong tỉnh.  

Để phong trào mang tính xã hội hóa cao, các địa phương đã xây dựng “Tổ liên gia tự quản về an ninh  trật tự”. Với tên gọi ban đầu “Lũy tre xanh” ở xã Yên Lạc (Yên Thủy), qua hơn 20 năm hoạt động, “Lũy tre xanh” đã trở thành “Tổ liên gia tự quản” và được nhân ra toàn tỉnh với hàng nghìn tổ. Riêng huyện Mai Châu năm 2014, MTTQ huyện tổng kết đã có 450 “Tổ liên gia tự quản” ở khắp các xã trong huyện. Cái hay của cách làm này là phạm vi từ 10 - 15 hộ gia đình sống liền kề trong KDC, cử ra một người làm tổ trưởng, có quy ước cụ thể, theo đó, họ có điều kiện giúp đỡ, bảo vệ  nhau, trông hộ nhà nhau khi đi làm vắng.  

Một hình thức khác cũng phát huy tác dụng tốt là “Hòm thư tố giác tội phạm” được hình thành ở các điểm tập trung dân cư, thường là đặt ở các nhà văn hóa, cổng làng hoặc các nơi công cộng khác. Định kỳ 15 hàng tháng Trưởng KDC, Trưởng ban mặt trận và công an viên mở hòm thư. Nhiều hành vi vi phạm qua đây đã bị phát giác, kẻ gian thấy đó cũng dè chừng không dám phạm tội. Trong 5 năm qua, riêng huyện Cao Phong đã xây dựng được 124 hòm thư tố giác tội phạm, nhận 22 nguồn tin có giá trị. Cùng với các mô hình khác như: chị em phụ nữ giáo dục con em không phạm tội và vi phạm pháp luật; đội thanh niên tình nguyện thắp sáng niềm tin của các cơ sở Đoàn thanh niên; hàng trăm CLB phòng, chống tội phạm, phòng- chống ma túy thu hút hàng nghìn ĐVTN, hội viên các tổ chức hội quần chúng tham gia, tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ trong tuyên truyền phòng ngừa tội phạm, ma túy và các tệ nạn xã hội. Đặc biệt phải kể đến mô hình “Phối hợp quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập công đồng”, đây là một công việc hết sức khó khăn bởi nói đến người ra tù trở về ai cũng ngại tiếp xúc, thậm chí còn xa lánh, kỳ thị, chỉ có những nơi mà hệ thống chính trị ở đó thực sự vào cuộc với những biện pháp cụ thể, từ việc phân công các đoàn thể, cá nhân có uy tín, có trách nhiệm trực tiếp giúp đỡ, đến quá trình gần gũi, chia sẻ, hỗ trợ về đời sống, phối hợp với chính quyền tăng cường quản lý, chống tái phạm...  

Trong các cơ quan, doanh nghiệp có phong trào “Ba an toàn” với nhiều cách làm đem lại hiệu quả. Các trường học có mô hình “Xây dựng nhà trường an toàn không có ma túy” với quyết tâm không để ma túy xâm nhập học đường, đi liền với đó là hàng loạt các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.  

Nói đến các “Cụm an ninh giáp ranh” không ai phủ nhận kết quả thiết thực trong quá trình hoạt động đem lại là sự phối hợp giữa các đơn vị hành chính hoặc KDC thuộc hai tỉnh, hai huyện, hai xã có địa giới hành chính giáp ranh, thậm chí cài răng lược. Những cụm làm tốt sự phối hợp như cụm giáp ranh giữa huyện Yên Thủy với huyện Nho Quan (Ninh Bình) được khơi nguồn từ những cuộc giao hữu bóng chuyền cách đây hơn 20 năm để rồi ngày nay thành cụm X18 điển hình trong công tác an ninh, trật tự. ở các cụm khác có những cách làm hay như Đội tuần tra liên thôn giữa tổ an ninh các xóm của xã Yên Bồng (Lạc Thủy) với các thôn của xã Xích Thổ (Nho Quan - Ninh Bình) hoặc tổ chức phối hợp chặn bắt nhiều vụ trộm cắp, cướp giật từ địa bàn Hòa Bình hòng tẩu thoát ra các địa phương bạn như: Thị trấn Ba Sao (Kim Bảng - Hà Nam), xã Tu Vũ (Thanh Thủy - Phú Thọ), xã Khánh Thượng (Ba Vì), xã Yên Trung (Thạch Thất - Hà Nội) ... Mới đây là kết quả giải quyết tình hình người dân bản Pà Háng, xã Pà Cò (Mai Châu) xâm cư, xâm canh hơn 200 ha đất của bản Săn Cài, xã Lóng Luông (huyện Mộc Châu - Sơn La). Nhờ hoạt động của “Cụm an ninh giáp ranh” đã đi đến thỏa thuận để UBND huyện Mai Châu cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho bà con bản Pà Háng, xã Pà Cò.  

Sức sống của phong trào còn được nhân lên trong ngày hội toàn dân BVANTQ , hàng năm vào dịp 19/ 8 ngày hội được tổ chức rầm rộ ở khắp các địa bàn, KDC trong tỉnh với nhiều hình thức phong phú, tạo được khí thế sôi nổi, đoàn kết trong nhân dân.  

Từ những kết quả đạt được 5 năm qua đã khẳng định chủ trương xã hội hóa phong trào toàn dân BVANTQ tạo điều kiện cho mọi người dân được làm chủ trong công tác phòng, chống tội phạm, phòng - chống ma túy, phòng - chống tệ nạn xã hội. Nhờ đó mà tình hình tội phạm những năm qua được kiềm chế và đẩy lùi, tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí, góp phần thực hiện chương trình quốc gia xây dựng NTM. Để có được phong trào sôi nổi và rộng khắp, ngoài sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền cơ sở còn phải kể đến công tác tham mưu, hướng dẫn của cơ quan công an các huyện, thành phố và đặc biệt là đơn vị chức năng của Công an tỉnh, đó là Phòng Xây dựng phong trào toàn dân BVANTQ (PV28), một đơn vị có bề dày thành tích, trong đó 5 năm qua (2011-2015) liên tục đạt “Đơn vị quyết thắng”. Sức sống của phong trào đã tạo nên thế trận lòng dân vững chắc trong công tác an ninh trật tự, góp phần giữ gìn sự bình yên cho quê hương Hòa Bình thân yêu.

 

                                                        Nguyễn Tiến Lợi (CTV)

 

Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục