Lượng khách đến du lịch hồ Hòa Bình đầu xuân tăng mạnh.

Lượng khách đến du lịch hồ Hòa Bình đầu xuân tăng mạnh.

(HBĐT) - Giao thông đường thủy trên địa bàn tập trung ở tuyến sông Đà khu vực thượng lưu và hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình và ngày càng phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn. Chỉ tính trên hồ Hòa Bình đã có khoảng 700 phương tiện thủy đang hoạt động, trong đó có khoảng 200 tàu, thuyền chở khách.

 

Trong nhiều năm nay, cơ quan chức năng đã thực hiện nghiêm túc các quy định bảo đảm an toàn giao thông nên không để xảy ra TNGT đường thủy nghiêm trọng. Vào dịp đầu xuân, nhu cầu đi lại vãn cảnh, thưởng ngoạn lòng hồ của khách du lịch tăng cao. Hoạt động vận tải thủy trên hồ Hòa Bình sôi động, đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý bảo đảm an toàn giao thông.

 

Sở GT-VT đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải đường thủy nội địa và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc các nội dụng cụ thể như sau: Đối với các đơn vị kinh doanh vận tải thủy nội địa cần tăng cường quản lý và thường xuyên nhắc nhở đội ngũ lái tàu, thuyền chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông đường thủy nội địa, nghiêm cấm sử dụng bia, rượu và các chất kích thích khác trong thời gian làm việc, không được chở quá trọng tải theo quy định. Phương tiện hoạt động phải đầy đủ giấy tờ và các điều kiện tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đường thủy nội địa. Thuyền viên, người lái phương tiện, nhân viên phục vụ trên phương tiện hướng dẫn hành khách mặc, sử dụng phao áo cứu sinh, dụng cụ nổi theo quy định. Người điều khiển phương tiện thủy nội địa phải có chứng chỉ chuyên môn, bằng lái phù hợp với từng loại phương tiện. Không kinh doanh vận tải các phương tiện thủy không bảo đảm về an toàn kỹ thuật và việc sử dụng phương tiện không đúng công dụng để vận chuyển hành khách, hàng hóa. Không vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm từ gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc và không có chứng nhận kiểm dịch y tế, đặc biệt là trên các phương tiện vận tải hành khách đi, đến từ khu vực có dịch bệnh; thực hiện nghiêm các quy định theo chỉ thị, công điện của Thủ tướng Chính phủ về cấm sản xuất, vận chuyển buôn bán và đốt pháo; về quản lý, sử dụng pháo. Đối với các Ban Quản lý cảng, bến thủy nội địa, Sở GTVT yêu cầu: Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra phương tiện, người lái trước khi xuất bến. Đối với người lái phải có chứng chỉ chuyên môn, bằng lái; phương tiện đưa ra khai thác phải đảm bảo chất lượng được đăng ký, đăng kiểm theo quy định và phải trang bị đầy đủ thiết bị an toàn, đúng chủng loại như phao áo, phao tròn, trang thiết bị an toàn như lái, neo, dây chằng buộc, tín hiệu theo hồ sơ đăng kiểm. Kiên quyết không để các phương tiện không đủ điều kiện theo quy định vào bến đón, trả khách. Tăng cường kiểm tra hoạt động vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm từ gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc và không có chứng nhận kiểm dịch y tế, đặc biệt là trên các phương tiện vận tải hành khách đi, đến từ khu vực có dịch bệnh; thực hiện nghiêm các quy định theo chỉ thị, công điện của Thủ tướng Chính phủ về cấm sản xuất, vận chuyển buôn bán và đốt pháo; về quản lý, sử dụng pháo.

 

Đối với các phương tiện chở khách, các Ban quản lý cảng, bến thủy nội địa quán triệt với chủ phương tiện yêu cầu 100% hành khách và thuyền viên mặc áo phao trước khi cho phương tiện rời bến. Kiểm tra số lượng và chất lượng dụng cụ cứu hỏa, cứu đắm, đảm bảo các dụng cụ luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động. Phải có bảng nội quy hướng dẫn an toàn cho khách và thuyền viên phương tiện. Bố trí phương tiện đỗ, đậu thuận tiện trong khu vực cảng, bến; đường lên xuống khu vực trong cảng, bến phải vệ sinh sạch sẽ, không trơn lầy tạo điều kiện cho khách đi lại được thuận tiện, an toàn. Trang bị đầy đủ các phao tiêu, biển báo hiệu, chỉ dẫn, có đầy đủ đèn chiếu sáng vào ban đêm. Kiên quyết không cho phương tiện hoạt động trong trường hợp thời tiết xấu hoặc trời tối khi dòng nước chảy phức tạp khó kiểm soát.

 

                                                                        

                                                                      Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục