Hiện nay nhiều trường đại học công bố đề án tuyển sinh năm 2023, trong đó có những trường mở thêm ngành học mới. Vậy, để mở ngành học mới, các trường cần đáp ứng những điều kiện gì.

Chú thích ảnh

Tại ngày hội tư vấn tuyển sinh 2022, nhiều thí sinh quan tâm tới ngành học mới. Ảnh: LV

Theo Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định chung về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động ngành đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ), thay thế cho 2 Thông tư cũ (Thông tư số 09 và Thông tư số 22), đảm bảo quy định thống nhất và đồng bộ việc mở ngành đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Cụ thể, Bộ yêu cầu, cơ sở đào tạo phải đáp ứng điều kiện chung khi mở ngành đào tạo trình độ đại học bao gồm ngành đào tạo và trình độ đào tạo dự kiến mở, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất. Cơ sở đào tạo (trường đại học - PV) phải đáp ứng các điều kiện chung để mở ngành đào tạo theo quy định và các điều kiện cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo như sau: 

Ngành học phải có ít nhất 1 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học của các ngành khác, có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 3 năm trở lên chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.

Ngành học có ít nhất 5 tiến sĩ là giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp để chủ trì giảng dạy chương trình, trong đó mỗi thành phần của chương trình đào tạo phải có giảng viên với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy...

Ngành học mới phải có đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình đào tạo bảo đảm đủ cho 2 năm học đầu của chương trình đào tạo và bảo đảm mỗi học phần của chương trình đào tạo phải có ít nhất 2 giảng viên có chuyên môn phù hợp đảm nhiệm, bảo đảm tỉ lệ sinh viên trên giảng viên theo quy định.

Trường phải có kế hoạch, phương án tuyển dụng, phát triển đội ngũ giảng viên cho các năm học tiếp theo của toàn khóa học để từ năm học thứ 3 chậm nhất trước 1 năm tính đến thời điểm bắt đầu diễn ra năm học mới phải bảo đảm có đầy đủ về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo cho từng năm học của khóa học.

Riêng đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe, lĩnh vực Pháp luật, lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo.

Bộ GD&ĐT cũng quy định về điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định phải bảo đảm đủ cho 2 năm học đầu của chương trình đào tạo và phải có kế hoạch, phương án đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị cho các năm học tiếp theo của toàn khóa học để từ năm học thứ 3, chậm nhất trước 1 năm tính đến thời điểm bắt đầu diễn ra năm học mới phải bảo đảm có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất theo yêu cầu của chương trình đào tạo cho từng năm học của khóa học.  

Riêng đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe, lĩnh vực Pháp luật, lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, cơ sở đào tạo phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo.  

Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe, cơ sở đào tạo phải đáp ứng các điều kiện theo quy định và phải bảo đảm các điều kiện cụ thể về phòng thí nghiệm, thực hành đối với từng ngành đào tạo theo quy định.

Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực pháp luật, cơ sở đào tạo phải đáp ứng các điều kiện theo quy định và bảo đảm có phòng diễn án, trung tâm thực hành (tư vấn) pháp luật.

Theo báo Tin tức

Các tin khác


Tổng kết tháng Khuyến học Hòa Bình và kỷ niệm 15 năm ngày Khuyến học Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 2/10, Hội Khuyến học (HKH) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết tháng Khuyến học Hòa Bình năm 2023 và kỷ niệm 15 năm ngày Khuyến học Việt Nam (2/10/2008 - 2/10/2023). Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đại diện HKH các cấp.  

15 năm Ngày Khuyến học Việt Nam 2/10: Thúc đẩy sự học trong toàn dân

Giáo dục - đào tạo được xác định là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển. Thời gian qua, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã nhận được sự quan tâm của toàn xã hội và phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy sự học trong toàn dân.

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời trong cộng đồng

Khuyến học, khuyến tài là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những năm gần đây khuyến học, khuyến tài đã trở thành một phong trào rộng khắp trong toàn quốc, lôi cuốn cả cộng đồng cùng tham gia.

Hội Khuyến học tỉnh phát huy vai trò nòng cốt trong phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập

(HBĐT) - LTS: Nhân kỷ niệm 15 năm Ngày Khuyến học Việt Nam (2/10/2008 - 2/10/2023), phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn bà Nguyễn Thị Oanh, Ủy viên BCH T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh về công tác khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) trên địa bàn tỉnh.

Tuyên dương tài năng trẻ cấp tỉnh năm 2023

(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn vừa tổ chức Lễ Tuyên dương tài năng trẻ cấp tỉnh năm 2023, nhằm tuyên dương 2 đội thi của tỉnh Hòa Bình đã xuất sắc giành được 2 Huy chương Vàng trong Cuộc thi Olympic Phát minh và sáng chế thế giới diễn ra trong hai ngày 28-29/7/2023 tại Seoul, Hàn Quốc.

Trường mầm non Đông Phong: Đổi mới, nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ

(HBĐT) - Những năm qua, Trường mầm non Đông Phong, xã Hợp Phong (Cao Phong) tập trung đổi mới, thực hiện đồng bộ các giải pháp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, được các cấp, ngành, phụ huynh đánh giá cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục