(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: "Theo quy định tại điểm h, khoản 4, Điều 9, Mục 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thì đối với giáo viên là người nước ngoài dạy ngoại ngữ phải đạt yêu cầu theo Khoản 5, Khoản 6, Điều 18 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT.

Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp giấy phép lao động cho thấy việc xác định các loại chứng chỉ năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam  hoặc tương đương như  TESOL, TEFL, CELTA ... và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp (Ci, C2) rất khó để đánh giá, xác định được chất lượng của tổ chức cấp chứng chỉ vì không xác định được tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ có đảm bảo đúng quy định không".

Bộ GD&ĐT trả lời: Việc thẩm định hồ sơ cấp giấy phép lao động, trong đó có lao động là giáo viên người nước ngoài dạy ngoại ngữ, là một lĩnh vực phải đối diện với vấn nạn chứng chỉ, văn bằng giả hoặc cần phải tra cứu đối chiếu với những tiêu chuẩn quốc tế chưa phổ cập tại Việt Nam. Có thể đây là một trong những nguyên nhân khiến cho địa phương đặt câu hỏi về chất lượng của tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ cũng như chất lượng của nhân sự của các tổ chức.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Chính phủ (qua Bộ GD&ĐT cùng các đơn vị hữu quan) đã xây dựng hành lang pháp lý nhằm kiểm soát ngày càng chặt chẽ về chất lượng của tổ chức đào tạo/cấp chứng chỉ ngoại ngữ, trong đó có giáo viên là người nước ngoài dạy ngoại ngữ.

Các đơn vị thẩm định hồ sơ cấp giấy phép lao động có thể tham chiếu thông tin đáng tin cậy từ các tiêu chuẩn chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tương đương với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, một số chứng chỉ năng lực ngoại ngữ đã được Bộ GD&ĐT công bố tương đương tại Phụ lục tham chiếu văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tuơng đương Bậc 3 và Bậc 4 Khung năng lực ngoại ngữ  Việt Nam áp dụng trong tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT, ngày 30/8/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ÐT ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ;  Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT, ngày 28/6/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.

Một kênh tham chiếu đáng tin cậy khác, đó là Bộ GD&ÐT đã và đang tiến hành công nhận các cấp độ của chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tương đương với các bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho  Việt Nam để sử dụng trong tuyển sinh, đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Việc công nhận này chính là một khâu kiểm soát chất lượng của tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ, thông qua hồ sơ của từng đơn vị. Theo đó, các giáo viên là người nước ngoài làm việc cho các tổ chức này phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.

Đặc biệt tin cậy, đối với chứng chỉ đào tạo ngoại ngữ cho người nước ngoài, việc kiểm soát, đánh giá chất lượng của tổ chức cấp chứng chỉ được căn cứ vào kết quả kiểm định của tổ chức đó.
 
Từ căn cứ kết quả kiểm định, Bộ GD&ÐT tiếp tục cụ thể hóa bằng văn bản gửi Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị xem xét và có thể chấp nhận các chứng chỉ trên là chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp đối với giáo viên là người nước ngoài giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ, tin học và các cơ sở giáo dục khác.

Với vai trò là cơ quan của Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực GD&ĐT, Bộ GD&ÐT đang xây dựng chương trình bồi dưỡng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài có nhu cầu làm việc ở trung tâm ngoại ngữ, trung tâm ngoại ngữ, tin học tại Việt Nam. Chương trình dự kiến ban hành vào cuối năm 2023.

Vì các lẽ trên, việc đánh giá, xác định chất lượng của tổ chức cấp chứng chỉ ngoại ngữ, cũng như tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ ngoại ngữ hiện nay ở Việt Nam và giáo viên là người nước ngoài tham gia vào các tổ chức này, là có căn cứ, đảm bảo chặt chẽ, được kiểm soát bằng kết quả kiểm định quốc tế và văn bản quy định của Việt Nam. Tới đây, Bộ GD&ĐT tiếp tục rà soát, có chế tài kiểm soát chặt chẽ, khách quan và đảm bảo chất lượng hơn nữa.

H.L (TH)

Các tin khác


Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức các Kỳ thi năm 2024 nghiêm túc, an toàn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục