Chi Trường tiểu học xóm Đồi Thung, xã Quý Hòa (huyện Lạc Sơn) tạo điều kiện cho các em nhỏ vùng đặc biệt khó khăn này có điều kiện đến trường.

Chi Trường tiểu học xóm Đồi Thung, xã Quý Hòa (huyện Lạc Sơn) tạo điều kiện cho các em nhỏ vùng đặc biệt khó khăn này có điều kiện đến trường.

(HBĐT) - Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn, trong những năm qua, Cấp uỷ, chính quyền xã Quý Hòa đã có nhiều nỗ lực lãnh đạo phát triển KT -XH, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên và xuất phát điểm về kinh tế thấp nên Quý Hoà vẫn gặp nhiều khó khăn.

 

Để từng bước giải quyết vấn đề đó, cấp uỷ, chính quyền Quý Hòa đã tranh thủ sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để khai thác tiềm năng, phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ dân sinh. Một trong những giải pháp mà lãnh đạo xã đưa ra, đó là tập trung vào nâng cao dân trí thông qua xã hội hoá học tập. Từ đó, xã đã quyết tâm thành lập Trung tâm học tập cộng động để thực hiện

 

Khi mới thành lập, để rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức các hoạt động, tìm hướng đi phù hợp, TTHTCĐ đã phối hợp với các khối đoàn thể: phụ nữ, thanh niên, nông dân, MTTQ, người cao tuổi, CCB và mở các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng, nâng cao dân trí về văn hoá, khoa học trong sản xuất, cây trồng, vật nuôi, giúp người lao động nông nghiệp nông thôn biết cách xoá đói- giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế. Theo đó, Trung tâm đã nắm bắt nhu cầu của người dân và mở được 3 lớp tăm mành với 120 học viên, 2 lớp may công nghiệp, lớp hàn điện với 118 học viên.

 

Từ kết quả bước đầu đó, Trung tâm tiếp tục tham mưu cho chính quyền xây dựng mô hình điểm CLB phát triển cộng đồng ở xóm Thang để tạo sự đoàn kết, thống nhất trong trong lựa chọn hoạt động phù hợp, đề xuất hướng tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn theo nhu cầu của người dân. Đến nay, hầu hết các xóm đã xây dựng được CLB tổ chức nhiều hoạt động phong phú, hiệu quả. Hiện, Trung tâm đã tổ chức được 13 buổi chuyên đề giáo dục, huấn luyện, 16 buổi chuyên đề về hoạt động thông tin, tư vấn, 20 chuyên đề về phát triển cộng đồng với sự tham gia của 1.457 lượt người tham gia. Trong đó có nhiều lớp thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân như: lớp học Luật Giao thông đường bộ và cấp giấy phép lái xe (có 350 lượt người tham gia)

 

Ông Bùi Văn Liến, cán bộ Trung tâm cho biết: Mặc dù đi vào hoạt động chưa lâu, song TTHTCĐ đã và đang trở thành trường học của người dân lao động, trước hết là nông dân. Thông qua các hoạt động tại Trung tâm, người dân có cơ hội phát triển văn hoá, KH-KT, văn nghệ - TDTT và các hoạt động khác theo phương châm: mọi người, mọi nhà đều được học, không ngừng nâng cao văn hoá, KH-KT trong cuộc sống nhân dân và trong cộng đồng. TTHTCĐ còn là nơi CLB văn nghệ, TDTT lành mạnh đậm đà bản sắc dân tộc, là nơi tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước…

 

                                                                                           Đỗ Quyên

Các tin khác


Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Đề xuất về phương thức tuyển dụng và lương giáo viên trong Dự thảo Luật Nhà giáo

Dự thảo luật quy định chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Định hướng nghề nghiệp - Hướng đến tương lai - Bài 1: Giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội lựa chọn ngành nghề

Hiện đang là giai đoạn nước rút với các sỹ tử trên cả nước trước kỳ thi vào lớp 10 Trung học Phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây cũng là lúc nhiều phụ huynh, học sinh phải đứng trước quyết định lựa chọn môi trường học phù hợp. Do đó, việc chủ động phân luồng hướng nghiệp sớm sẽ giúp phụ huynh và học sinh giảm áp lực thi cử, thêm cơ hội lựa chọn vào các ngành nghề phù hợp với năng lực, rộng cửa nghề nghiệp tương lai cho các em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục