Ngày 7-5, tại Chonburi (Thái Lan), Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) tổ chức hội nghị lần thứ 48. Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á và các đối tác thành viên tham dự hội nghị.

 

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng SEAMEO Phạm Vũ Luận khẳng định: Với tư cách là một tổ chức liên chính phủ khu vực tại Đông Nam Á, SEAMEO đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác trong khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa, từ đó bảo đảm cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân trong khu vực.

Năm 2015, SEAMEO kỷ niệm vàng 50 năm thành lập. Nửa thế kỷ qua, SEAMEO đã không ngừng mở rộng và phát triển với 11 quốc gia thành viên chính thức, 8 quốc gia thành viên liên kết, 3 tổ chức thành viên liên kết và 20 trung tâm khu vực. Bên cạnh đó, SEAMEO đã thiết lập và duy trì quan hệ hợp tác với trên 20 tổ chức trong đó có các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các tổ chức đa phương và liên chính phủ, Bộ giáo dục của các quốc gia không phải là thành viên của SEAMEO, các viện nghiên cứu, các tổ chức khu vực và quốc gia khác. Đây là một minh chứng sinh động cho thấy SEAMEO đã xác lập được vị thế vững chắc để hoàn thành sứ mệnh của mình với vai trò là một tổ chức thúc đẩy hợp tác giáo dục, khoa học và văn hóa hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Đáng chú ý, trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng SEAMEO (2013-2015) của Việt Nam đã tiếp tục mở rộng hợp tác của SEAMEO với các châu lục khác thông qua ký kết Biên bản ghi nhớ giữa SEAMEO và Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ về Giáo dục, Khoa học và Văn hoá (OEI) làm cho SEAMEO phát triển mạng lưới ra ngoài khu vực, đảm bảo tính bền vững của tổ chức và nâng cao uy tín của mình. Ngoài ra, đối thoại Chiến lược giữa các Bộ trưởng Giáo dục đã nhất trí thông qua tuyên bố chung về Chương trình nghị sự Giáo dục của khu vực Đông Nam Á (giai đoạn 2015-2035) và 7 lĩnh vực SEAMEO ưu tiên thực hiện trong vòng 20 năm tới, bao gồm: Thúc đẩy chăm sóc và giáo dục mầm non; giải quyết các rào cản đối với giáo dục hòa nhập và tiếp cận cơ hội giáo dục cơ bản đối với tất cả các đối tượng người học, đặc biệt là trẻ em không có cơ hội đến trường hay trẻ em quá tuổi tại các trường tiểu học; chuẩn bị cho ban lãnh đạo các trường, các thầy cô giáo, các em học sinh và cộng đồng địa phương về khả năng thích ứng trước các tình huống khẩn cấp; thúc đẩy giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề và đào tạo giữa các đối tượng người học và phụ huynh học sinh; đổi mới phương thức đào tạo giáo viên và đưa nghề giáo lên thành lựa chọn hàng đầu; hài hòa nghiên cứu và giáo dục đại học; thông qua và triển khai chương trình khung thế kỷ 21 đích thực.

Tại hội nghị, Hội đồng SEAMEO lần thứ 48 cũng cập nhật tình hình triển khai dự án diễn đàn SEAMEO về tăng cường năng lực để thúc đẩy giáo dục và phát triển xã hội ở Đông Nam Á; tổ chức diễn đàn chính sách “Học tập kỹ thuật số để tạo nên các công dân toàn cầu tương lai; họp bàn tròn cấp bộ trưởng chủ đề SEAMEO trong thập kỷ tới; bầu chủ tịch SEAMEO; tổ chức các cuộc họp toàn thể và song phương và trao các giải thưởng cống hiến SEAMEO, kết nối SEAMEO. Chuyển giao chủ tịch Hội đồng SEAMEO của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan…

 

 

                                                                           Theo Báo ND

 

 

 

Các tin khác


Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Đề xuất về phương thức tuyển dụng và lương giáo viên trong Dự thảo Luật Nhà giáo

Dự thảo luật quy định chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Định hướng nghề nghiệp - Hướng đến tương lai - Bài 1: Giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội lựa chọn ngành nghề

Hiện đang là giai đoạn nước rút với các sỹ tử trên cả nước trước kỳ thi vào lớp 10 Trung học Phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây cũng là lúc nhiều phụ huynh, học sinh phải đứng trước quyết định lựa chọn môi trường học phù hợp. Do đó, việc chủ động phân luồng hướng nghiệp sớm sẽ giúp phụ huynh và học sinh giảm áp lực thi cử, thêm cơ hội lựa chọn vào các ngành nghề phù hợp với năng lực, rộng cửa nghề nghiệp tương lai cho các em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục