Đã 50 năm trôi qua nhưng những chiến công, trận đánh vang dội trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 vẫn còn in đậm trong ký ức của nhiều nhân chứng lịch sử về một thời "hoa lửa.”


Nữ du kích Dầu Tiếng trong những ngày Tổng tiến công và nổi dậy 1968. (Ảnh tư liệu TTXVN)

Ông Nguyễn Hữu Đức (89 tuổi, quê xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) cho biết, khi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 diễn ra, ông là Phó thư ký Ty Nông dân tỉnh Rạch Giá - thuộc Ban Chỉ huy thống nhất mặt trận thị xã. Cuối năm 1967, Tỉnh ủy Rạch Giá (cũ) triển khai Nghị quyết "Quang Trung” đến cán bộ cốt cán ở Xẻo Lá, huyện An Biên nhằm quán triệt tinh thần trách nhiệm, chuẩn bị tư thế sẵn sàng khi có lệnh. 

Do tuyệt đối bí mật nên ông cũng không biết Nghị quyết "Quang Trung” là gì mà chỉ biết sẵn sàng lên đường khi có lệnh của cấp trên. Sau đó Tỉnh ủy Rạch Giá đã triệu tập cuộc họp khẩn ở Xẻo Cạn, huyện An Biên và phổ biến tinh thần chiến dịch cho mỗi người… 

Ông Hai Đức được phân công đi cùng Ban Chỉ huy tiền phương, trong đó có ông Lâm Kiên Trì - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chính ủy Ban Chỉ huy thống nhất mặt trận thị xã Rạch Giá. Theo lộ trình các thành viên sẽ đi từ Xẻo Cạn, tới xép Ba Tàu để qua huyện Giồng Riềng, tiến lên Tân Hiệp để qua lộ Cái Sắn và kênh xáng Tân Hội để vào nội ô Rạch Giá được thuận tiện.


Thế nhưng khi đến huyện Giồng Riềng, đồng chí Bí thư huyện ủy đang triển khai công tác binh vận nên ông Lâm Kiên Trì đã truyền đạt cho ông Hai Đức về giờ "G” và kế hoạch tấn công của chiến dịch. Đến lúc đó ông Hai Đức mới biết nghị quyết "Quang Trung” là gì. Ông Hai Đức còn nhớ như in trong lệnh có đoạn "Ngàn năm mới có ngày này,” "Trường Sơn chuyển mình, Cửu Long dậy sóng.” Mỗi người đều sẵn sàng nhận nhiệm vụ được phân công. 

Ấn tượng sâu sắc nhất trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Rạch Giá lúc đó, Kiên Giang hiện nay đối với ông Hai Đức là là đồng bào các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer ai ai cũng muốn đóng góp sức người, sức của, tham gia chiến đấu. Không khí nô nức chưa từng có, nhiều thanh niên đang lao động ngoài đồng cũng gia nhập lực lượng vũ trang, chiều vào biên chế, tối đi đánh trận. Ta chuyển quân, tiếp tế chiến trường đi và về như con thoi. Hàng ngàn chiếc ghe xuồng, vỏ máy được trưng dụng của nông dân chạy theo kênh xáng trên địa bàn huyện Tân Hiệp để ra Rạch Giá. Ghe, vỏ máy nào hết xăng dầu thì ghé xin người dân hoặc mua trả sau. Còn những người buôn bán lúc đó cũng xem như mình có nghĩa vụ góp phần cho cuộc Tổng tấn công…

Điều đáng ghi nhận là thời điểm đó, được sự tuyên truyền về chính sách Mặt trận, nhiều người theo đạo Công giáo đã nhận ra chính nghĩa, hiểu đúng về cách mạng; qua đó, ta đã xây dựng được một số cơ sở trong đồng bào di cư theo đạo Thiên Chúa giáo ở huyện Tân Hiệp. 

Cũng là một nhân chứng lịch sử, bà Nguyễn Thị Liên (80 tuổi), nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Gò Quao, tỉnh Rạch Giá (cũ) nhớ lại: Sau khi nhận nhiệm vụ từ Tỉnh ủy, bà được phân công vận động, tập hợp và củng cố lực lượng địa phương để phối hợp tiếp tế với lực lượng vũ trang. Sau khi đã đủ mạnh, được lệnh từ cấp trên, phụ nữ từ các huyện Gò Quao, An Biên, Vĩnh Thuận, Châu Thành tập hợp thành hàng ngàn người đấu tranh chính trị căng biểu ngữ, giương cờ, hô khẩu hiệu kéo ra Tắc Cậu, Minh Lương, huyện Châu Thành để phối hợp với mũi vũ trang thực hiện cuộc tổng tiến công ra tỉnh.

Quân địch đã khủng bố, xả súng bắn vào đoàn người đấu tranh chính trị khiến một số người bị thương, đặc biệt, trong đoàn có má Hai ở xã Vĩnh Tuy, huyện Gò Quao đã hy sinh. Không nao núng, chúng ta tiếp tục đấu tranh với địch, từ đấu tranh chính trị chuyển sang đấu tranh chống cảnh sát, đòi bồi thường, đến khi có lệnh mới rút về. 

Bà Liên chia sẻ trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, giai đoạn tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 rất có ý nghĩa đối với bà. Điều bà Liên rất ấn tượng là lúc đó nhà nhà đều làm bánh để tiếp tế cho lực lượng vũ trang, chính trị, binh vận… 

Sau chiến dịch Mậu Thân 1968 bà Liên được giao đảm nhiệm nhiều công việc cho đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau giải phóng miền Nam, bà Liên tiếp tục tham gia công tác, bà từng là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Kiên Giang. Năm 1996 bà nghỉ hưu và làm Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo tỉnh Kiên Giang cho đến nay./. 

 

                                  TheoVietnamplus

Các tin khác


Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục