Bài 1 - Động lực phát triển của nền kinh tế

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và nhân dân, KT-XH của tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống người dân ngày một nâng cao. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tỉnh ủy, còn 5 chỉ tiêu dự báo khó đạt, cần phải phấn đấu, trong đó có chỉ tiêu số DN hoạt động hiệu quả trung bình hàng năm tăng 355 DN. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song phải khẳng định, những năm gần đây, cộng đồng DN tỉnh đã nỗ lực ổn định sản xuất, tiếp tục đầu tư mở rộng SX-KD, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần vào sự giàu mạnh của tỉnh.




Nhờ chủ động tìm kiếm thị trường và sản xuất các mặt hàng đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, Công ty CP Sơn Thủy (Kỳ Sơn) trở thành doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh trên thị trường xuất khẩu.

Theo số liệu thống kê của Sở KH&ĐT, năm 2015, tổng số DN đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh là 2.219 DN, số vốn đăng ký 22.562 tỷ đồng và 356 HTX, số vốn hoạt động 393 tỷ đồng. Đến hết năm 2018, tổng số DN đăng ký thành lập là 3.175 DN, số vốn đăng ký 34.927 tỷ đồng và 311 HTX, số vốn hoạt động 777 tỷ đồng (bình quân mỗi năm tăng khoảng 319 DN và 53 HTX). Riêng 9 tháng năm nay, toàn tỉnh có 235 DN đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 3.846 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, trong đó xác định DN là động lực phát triển của nền kinh tế, những năm qua, tỉnh luôn tạo điều kiện tốt nhất thúc đẩy khởi nghiệp, tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, đồng hành cùng DN trong phát triển SX-KD, đóng góp thiết thực cho mục tiêu xây dựng tỉnh ngày càng phát triển vững mạnh trong thời kỳ hội nhập.

Chia sẻ về vị trí, vai trò của cộng đồng DN, doanh nhân tỉnh nhà nhân kỷ niệm 15 năm ngày Doanh nhân Việt Nam, đồng chí Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Cộng đồng DN, doanh nhân là bộ phận quan trọng của xã hội, chủ yếu tạo ra việc làm; sản xuất ra của cải, vật chất; có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh. Trong những năm qua, cộng đồng DN tỉnh đã có sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Cơ cấu, quy mô, lĩnh vực hoạt động có chuyển biến tích cực, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Qua đó, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của DN trên mặt trận phát triển kinh tế, góp phần hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH của tỉnh. 

Là 1 trong 32 DN được UBND tỉnh tôn vinh, trao cúp DN tiêu biểu tỉnh Hòa Bình lần thứ 4, năm 2019 là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực vượt khó của Công ty CP Sơn Thủy, hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản xuất khẩu. Giám đốc Nguyễn Xuân Thủy cho biết: Năm 2006, Công ty chuyển từ xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đến xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) xây dựng nhà máy. Sản xuất gỗ thực tế gặp nhiều khó khăn do các đơn hàng phụ thuộc. Đối với khách hàng lớn công ty không đủ lực để theo đuổi vì đòi hỏi sản lượng lớn, lượng công nhân phải từ 1.000 – 2.000 người trở lên. Nếu tuyển đội ngũ công nhân đông như vậy ở các xã rất khó, bởi liên quan đến chỗ ăn, ở và các dịch vụ kèm theo, điều này cũng gây khó khăn cho mục tiêu mở rộng SX-KD của DN. Tuy nhiên, từ nỗ lực vượt khó và trước đòi hỏi của khách hàng về nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, công ty đã chủ động liên kết với các hộ trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh theo tiêu chuẩn FSC để có nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, tăng uy tín với khách hàng. Do vậy, Công ty CP Sơn Thủy có sự hợp tác ổn định, lâu dài với khách hàng trong và ngoài nước để nâng cao hiệu quả SX-KD. 9 tháng năm nay, công ty đạt doanh thu 214.185 triệu đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.069.828 USD, kim ngạch nhập khẩu 275.800 USD, đóng góp NSNN 8.734 triệu đồng, duy trì thu nhập ổn định cho người lao động với mức lương bình quân từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Theo yêu cầu, việc đánh giá DN hoạt động có hiệu quả được dựa trên các tiêu chí: DN hoạt động có doanh thu; DN có lợi nhuận và nộp ngân sách (đối với DN mới được miễn giảm thuế) và chấp hành tốt chế độ, chính sách Nhà nước; thu nhập của người lao động trên mức lương tối thiểu hoặc có tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

Mục tiêu tỉnh ta đặt ra là phấn đấu năm 2020 đạt khoảng 4.000 DN đăng ký hoạt động với vốn điều lệ đăng ký 50.000 tỷ đồng. Khu vực kinh tế tư nhân của tỉnh đóng góp khoảng 48-50% GRDP, khoảng 45-50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năng suất lao động xã hội tăng từ 3-5% năm. Hàng năm, khoảng 25-30% DN có hoạt động đổi mới sáng tạo. Như vậy, tính đến hết năm 2018, số DN, HTX của tỉnh so với năm 2015 tăng trưởng cao cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể, toàn tỉnh thành lập mới 1.129 DN, tăng 51% và 53 HTX, tăng 212%. Có 112 DN hoạt động trở lại, tăng 23 đơn vị. Có 2.303 DN hoạt động/3.175 DN đăng ký kinh doanh (chiếm 73%); 2.347 DN hoạt động có đăng ký kinh doanh, bằng 120% so với năm 2017. Các DN có đăng ký kinh doanh giải quyết việc làm cho 49.600 lao động với thu nhập bình quân 6,2 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu của DN có đăng ký kinh doanh đạt 38.502 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tiêu chí về DN, HTX có doanh thu và nộp ngân sách, thu nhập của người lao động trên mức lương tối thiểu hoặc tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước đều có mức tăng trưởng cao. Cụ thể, có 2.175 DN hoạt động có hiệu quả, bằng 111% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó 2.318 DN có doanh thu, bằng 103%; 2.050 DN nộp NSNN và có lợi nhuận, bằng 115%; 2.159 DN có thu nhập bình quân cao hơn mức lương tối thiểu hoặc có tăng trưởng, bằng 118%.

Mới đây, tại lễ kỷ niệm 15 năm ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh danh hiệu DN, doanh nhân tiêu biểu tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, năm 2019, tỉnh có 57 DN, doanh nhân đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động SX-KD, đóng góp cho sự phát triển KT-XH địa phương đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tặng bằng khen; 45 DN, doanh nhân tiêu biểu được Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam tặng bằng khen; 32 DN, 23 doanh nhân được UBND tỉnh trao cúp DN, doanh nhân tiêu biểu. Đó là sự ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp của cộng đồng DN đối với sự phát triển của tỉnh.

(Còn nữa)
 
Hoàng Nga  


Các tin khác


Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục