(HBĐT) - Tuổi càng cao, sức càng yếu, các mẹ lại càng đau đáu với hoài niệm xưa. Bởi vậy, tháng Tư về, lòng mẹ lại cuộn dâng nỗi nhớ... Lần nào đến thăm mẹ Chố cũng vội vì thường đi cùng đoàn, nên tôi không có dịp được nghe mẹ tâm sự. Qua chia sẻ từ các cháu nội của mẹ được biết, mấy chục năm qua, bà của họ không nguôi nỗi nhớ về miền Nam. Bởi ở đó, 2 người con trai của bà đã mãi mãi không trở về. 


Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà tri ân Mẹ Việt Nam anh Hùng Nguyễn Thị Sự, xóm Xạ Múc, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình).

Mẹ Chố có 2 con là liệt sỹ Nguyễn Văn Thật và liệt sỹ Nguyễn Văn Sắt. Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, năm 1967, 2 anh em cùng lên đường nhập ngũ, chiến đấu cùng 1 đơn vị tại chiến trường miền Nam. Năm 1971, người em Nguyễn Văn Sắt hy sinh, sau 1 năm (năm 1972) người con trai lớn Nguyễn Văn Thật cũng có giấy báo tử. May mắn là người con lớn - liệt sỹ Nguyễn Văn Thật, trước khi hy sinh đã có vợ và 4 con, nên mẹ có điểm tựa để vượt qua nỗi đau chồng chất. Hơn 90 tuổi, mắt mờ, chân chậm, nhưng mẹ vẫn giữ được sự minh mẫn trong tư duy. Trong những ngày lễ trọng của đất nước, khi có đông đảo đại diện cơ quan, đoàn thể, các thế hệ con cháu đến thăm và tri ân, mẹ đón tiếp với tinh thần lạc quan, vui vẻ và kể lại chuyện xưa, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Đôi lần được đến thăm mẹ Sự, tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự dẻo dai, minh mẫn của cụ bà đã ngoài 100 tuổi. Tìm hiểu được biết mẹ làm nghề bốc thuốc nam chữa bệnh cứu người. Có lẽ chính những cây thuốc quý đó đã bồi đắp sinh lực cho mẹ, để đến hôm nay, 102 tuổi mẹ vẫn có thể đứng thẳng bằng chính đôi chân của mình, đôi tay vẫn nhúc nhắc làm những việc nhẹ nhàng giúp cháu con. Mẹ Sự cũng có 2 người con là liệt sỹ. Con trai thứ 3 của mẹ là Nguyễn Văn Diệu, sinh năm 1945 lên đường nhập ngũ khi vừa tròn 21 tuổi. 2 năm sau, vào đúng thời kỳ cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt nhất (năm 1968), mẹ bàng hoàng nhận tin anh đã hy sinh. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai, nhưng vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, năm 1971, mẹ nén lòng tiễn con trai thứ 4 là anh Nguyễn Hùng Chước lên đường nhập ngũ. 1 năm sau, gia đình lại nhận được tin anh Chước hy sinh trên chiến trường Buôn Mê Thuột. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, mẹ gắng gượng nuôi các con khôn lớn, trưởng thành. Nhiều con, cháu và cũng thường xuyên nhận được sự quan tâm, thăm hỏi của các cấp ủy Đảng, chính quyền, bà con lối xóm nên mẹ không cô đơn. 

Nhưng hỏi thăm qua người con trai cả hiện đang phụng dưỡng mẹ, ông Nguyễn Văn Chung chia sẻ: Bao năm qua, nỗi thương nhớ con trong lòng mẹ chưa bao giờ nguôi ngoai. Mấy anh em chúng tôi đã bàn bạc, liên hệ với các cấp, ngành đi tìm hài cốt của 2 người anh em. Tháng 3/2017, gia đình nhận được tin báo từ đồng đội về phần mộ của liệt sỹ Nguyễn Hùng Chước. Gia đình đã hoàn thiện các thủ tục đón chú Chước về gần bên mẹ. Đón được chú Chước về rồi, lòng mẹ vẫn day dứt bởi không biết chú Diệu đang nằm ở nơi nào, có ai hương khói? Hiện, gia đình vẫn đang tiếp tục tìm kiếm phần mộ của chú Diệu để mẹ được an lòng.

Thúy Hằng

Các tin khác


Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục