(HBĐT) - Ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân. Đảm bảo người dân được bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở. Đồng thời khôi phục và phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới.




Khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bưu điện tỉnh hỗ trợ nông dân huyện Cao Phong đóng gói, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Ứng phó với dịch

Nghị quyết số 128 giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng trạng thái hoạt động trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, trách nhiệm của ngành y tế càng nặng nề khi vừa phải chống dịch vừa đảm bảo sản xuất an toàn. Tính đến 12h ngày 13/1, địa bàn tỉnh được đánh giá ở mức cấp độ 1. Đối với cấp huyện, có 5 địa bàn cấp độ 1 là: Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc, Yên Thuỷ. Có 3 địa bàn cấp độ 2 là: Kim Bôi, Lạc Sơn, TP Hòa Bình. 2 địa bàn cấp độ 3 là huyện Lương Sơn, Lạc Thủy. Đối với cấp xã, có 106 địa bàn cấp độ 1; 20 địa bàn cấp độ 2; 25 địa bàn cấp độ 3; không có địa bàn cấp độ 4.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Phi, Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện có 2 cơ sở thu dung và điều trị F0 với sức chứa 240 người. Đến nay, 2 cơ sở đã quá tải bệnh nhân. Mấy ngày gần đây, lượng bệnh nhân của huyện tăng nhanh. Trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, nhiều người lao động đi làm xa trở về địa phương, dự báo số lượng bệnh nhân sẽ tăng nhanh. Do vậy, chúng tôi đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức thu dung, điều trị ngay tại các trạm y tế xã, thị trấn. Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động của các tổ Covid-19 cộng đồng tại cơ sở. Phát huy vai trò của tổ trong việc nắm bắt người đi làm xa trở về địa phương đã khai báo y tế hay chưa, trường hợp chưa khai báo tuyên truyền, vận động công dân khai báo, đi cách ly; đồng thời, giám sát công tác phòng, chống dịch (PCD), phối hợp các tổ chức quản lý, rà soát, tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19. Để kiểm soát tốt dịch bệnh, các thành viên "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để truy vết, quản lý F1; hỗ trợ tổ chức tầm soát, xét nghiệm các đối tượng có nguy cơ cao… 

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Mai Châu nên việc giữ vùng xanh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của huyện. Cùng với công tác PCD như thực hiện "5K", truy vết, khoanh vùng thì tiêm vắc xin chính là "lá chắn” hữu hiệu, tạo điều kiện để từng bước khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh du lịch. Công tác chỉ đạo, ứng phó với dịch bệnh được huyện tập trung ở mức cao nhất theo kịch bản đã xây dựng, triển khai đến các địa phương trong toàn huyện nhằm mục tiêu truy vết nhanh, khoanh vùng, cách ly kịp thời, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Có nguồn vắc xin huyện rà soát đối tượng được tiêm để lập danh sách, khi có vắc xin triển khai tiêm ngay, phấn đấu tăng nhanh tỷ lệ bao phủ vắc xin trên địa bàn để công tác PCD đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác truyền thông lợi ích của vắc xin; lịch tiêm chủng; tính an toàn của vắc xin.

Tìm hướng tiêu thụ nông sản, phát triển kinh tế

Tuy đã chuyển sang trạng thái "bình thường mới”, sống chung với dịch nhưng việc tiêu thụ hàng nông sản vẫn gặp khó khăn, khách du lịch vẫn vắng bóng. Các cấp, ngành đã tìm nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân. Đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: Năm 2021, diện tích cây có múi của huyện gần 2.000 ha, sản lượng đạt khoảng 22 nghìn tấn. Việc tiêu thụ vẫn chủ yếu là tư thương. Ngay từ đầu vụ, UBND huyện đã phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) hỗ trợ người dân tiêu thụ cam. Hiện, cam Cao Phong đã có mặt trên sàn TMĐT Postmart, Voso chiếm gần 10% sản lượng. Để người nông dân quen với việc tiêu thụ sản phẩm trên sàn TMĐT, UBND huyện hỗ trợ tập huấn cho các hộ nông dân quy trình đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT: Đăng ký tài khoản mua bán trên sàn, cách đăng nhập thông tin bán hàng, hình thức bán, chuyển hàng cho khách, cách tiếp thị sản phẩm nông nghiệp. Thúc đẩy tiêu thụ nhanh, góp phần tránh ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch, giúp ổn định giá nông sản cho người dân, tránh phụ thuộc vào tư thương, trung gian. Qua đó kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, các hộ sản xuất liên kết với trang TMĐT như Sendo, hoặc qua các ứng dụng như facebook, zalo… để tiêu thụ nông sản.

Trạng thái bình thường mới là cơ hội để tái phục hồi ngành du lịch của huyện Mai Châu. Đồng chí Nguyễn Văn Lâm, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Đây là cơ hội để huyện thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn PCD Covid-19. UBND huyện đã yêu cầu các cơ sở lưu trú du lịch chỉ đón khách khi đảm bảo các biện pháp PCD. Chủ động vệ sinh, khử khuẩn tại các cơ sở lưu trú, khu, điểm du lịch, nhà hàng phục vụ khách du lịch, đồng thời, kiểm soát chặt chẽ nguồn khách đến từ vùng dịch. Các ngành liên quan tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp PCD trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch. Tiếp tục kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú, thực hiện kích cầu du lịch bằng nhiều hình thức, giảm giá dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ. Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch và tuyên truyền PCD Covid-19 đảm bảo cho khách đến du lịch tại huyện được an toàn. Các tổ chức, cá nhân đưa ra chương trình khuyến mại, giảm giá hấp dẫn với khách du lịch như khu nghỉ dưỡng Avana Retreat Mai Châu, xã Bao La có chương trình áp dụng đối với khách đặt phòng từ ngày 1/10 - 31/12/2021, ở ít nhất 3 đêm được giảm 20% mỗi đêm, ở ít nhất 2 đêm được giảm 15%, 10% mỗi đêm, áp dụng từ ngày 22/6 - 31/12/2021… Chị Bùi Thị Luyến, quản lý khu nghỉ dưỡng sinh thái Mai Châu Ecolodge, xã Nà Phòn cho biết: Cùng với hoạt động trở lại, khu nghỉ dưỡng hết sức chú trọng thực hiện "5K" đối với cả nhân viên và khách. Mặt khác, đưa ra chương trình kích cầu du lịch, cụ thể giảm giá tiền phòng cho khách từng ngày, từng tuần… Đây là một trong những giải pháp hút khách trở lại Mai Châu.


Nhóm P.V Phòng Văn hoá - Xã hội

Các tin khác


Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục