(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, xóm vạn chài là cụm dân cư ở phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình, người dân sống bằng đánh bắt cá và nuôi cá lồng. Xóm có 71 hộ với 246 nhân khẩu. Cá ngày càng ít, cuộc sống mưu sinh trên mặt nước ngày càng khó khăn, các hộ dân khao khát được lên bờ lập nghiệp.


Người dân xóm vạn chài thuộc tổ 14, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) mong muốn được lên bờ lập nghiệp.

Sống trên sông nước, mưu sinh ở trên đất

Bước qua con thuyền nhỏ, chúng tôi lên căn nhà nổi của gia đình ông Ngô Văn Thông,  trưởng xóm vạn chài thuộc tổ 14, phường Thịnh Lang. Mặc dù đã cúi người xuống thấp nhưng tôi vẫn bị cụng đầu vào thành cửa. Chiều cao của căn nhà nổi chỉ chừng hơn 1 m, những người cao tầm trên 1,7 m vào nhà rất khó khăn. Người đi lại trong nhà lúc nào cũng trong tư thế cúi đầu. Căn nhà chỉ chừng 20 m2, mọi sinh hoạt của gia đình đều ở trong nhà.

Ông Thông cho biết: Tôi làm căn nhà này năm 1998, từ đó đến nay vẫn sống như này. Công việc đánh bắt cá trên sông chỉ đủ ăn, để làm một căn nhà mới rất khó. Cá ngày càng cạn kiệt. Những ngày này nhà nào đặt rọ tôm, đánh cá chỉ được khoảng 200 nghìn đồng/ngày. Tằn tiện lắm chỉ đủ chi tiêu cả gia đình. Đến mùa cá thì mưa nhiều, Nhà máy thủy điện Hòa Bình xả nước, cá ở hạ nguồn mới ngược. Thời điểm đó đánh bắt được nhiều nhưng cá lại rẻ hơn. Cả năm xóm trông chờ vào mùa đó được khoảng 4 - 5 tháng. Gia đình nào chịu khó tích lũy thì có chi tiêu cho những tháng còn lại của năm. Không chỉ làng chài đánh cá mà nhiều xóm ở trên bờ dưới hạ lưu cũng đánh cá. Nhiều người đánh bắt thì cá sẽ càng ít đi.

Không còn cá, nhiều thanh niên trong làng vạn không còn mặn mà với nghề. Họ lên bờ tìm việc mưu sinh từ buôn bán ngoài chợ, làm hàn, công nhân, lao động tự do. Theo nhẩm tính của ông Thông, khoảng 45% người dân đã lên bờ làm. Việc dưới nước không còn phù hợp. Như gia đình ông Thông có 5 người con đều lên bờ đi buôn bán rau, làm hàn và công nhân ở khu công nghiệp. Lên bờ làm công việc ổn định, có thu nhập đều đặn hơn làm cá.

Với những người không còn tuổi lao động chọn nghề nuôi cá lồng. Trong 71 hộ, có 18 hộ nuôi 81 lồng cá. Khác với trên lòng hồ nước ổn định dễ nuôi, ở đây nuôi cá khó do thủy điện thường hay xả nước, vào mùa lũ nước thay đổi đột ngột nên cá thường bị chết khoảng 40%. Người nuôi luôn phải theo dõi việc điều tiết nước của thủy điện Hòa Bình. Khi nước xả chảy mạnh phải hạ lồng cá sát đáy tránh bị yếm khí.

Ngoài nước thì nguồn thức ăn cũng là điều quan tâm của người nuôi cá lồng; phần lớn cá nuôi đều ăn cỏ. Để có nguồn thức ăn cho cá, người nuôi phải thuê đất trồng cỏ. Ông Nguyễn Văn Khoát năm nay gần 70 tuổi đưa tôi đi xem bãi cỏ và khu đất vừa thuê thêm để trồng cỏ cho biết: Tôi nuôi có 4 lồng cá nhưng lượng cỏ cho cá ăn hàng ngày tương đối nhiều. Tôi đã trồng được mấy trăm m2 cỏ đang cho thu hoạch nhưng không đáp ứng đủ lượng thức ăn cho cá được. Năm nay hạn hán nên cỏ mọc chậm, vừa rồi phải thuê thêm gần 1.000 m2 để trồng cỏ. Tuy vất vả nhưng việc nuôi cá cho thu nhập cũng không ổn định bởi đối mặt với dịch bệnh, nguồn nước. 

  Nguy hiểm luôn rình rập

Sống trên sông nước, điều nguy hiểm nhất là nguy cơ đuối nước, nhất là với trẻ em vào mùa lũ. Khi thủy điện Hòa Bình xả nước luôn có sóng làm thuyền chòng chành. Những ngày như vậy việc trông giữ trẻ nhỏ phải cẩn thận. Để an toàn cho trẻ, nhiều gia đình buộc trẻ vào quả bóng hơi đi ngủ cho yên tâm nhưng vẫn khó tránh được những rủi ro. Đã có vụ việc đau lòng xảy ra ở làng chài vì sông nước. Người làng chài sợ nhất là mưa về đêm, họ phải thức để múc nước ra khỏi thuyền, nếu quên thì thuyền chìm. Việc đi lại cũng có nhiều nguy cơ.

Ông Ngô Văn Thông cho biết thêm: Từ năm 2009 đến nay, làng vạn chài đã gửi đơn lên UBND TP Hòa Bình, các ban, ngành, đoàn thể với nguyện vọng tạo điều kiện cho người dân lên bờ sinh sống. Chúng tôi mong muốn thành phố bố trí đất và các hộ được mua đất, làm nhà theo giá Nhà nước. Ước mơ của mỗi gia đình mong có một căn nhà nhỏ gần sông an toàn và tiện công việc đánh cá, những người có việc làm ở trên bờ cũng tiện đi làm để ổn định cuộc sống.

Trao đổi về vấn đề này với đồng chí Bùi Quang Điệp, Chủ tịch UBND TP Hòa Bình được biết, trước đây, xóm vạn chài ở tổ 4, phường Tân Thịnh. Theo Báo cáo số 370/   BC-CATP, ngày 24/6/2017 của Công an TP Hòa Bình, khi đó xóm chài có 58 hộ có hộ khẩu thường trú tại địa phương với 236 nhân khẩu, thu nhập chủ yếu là đánh bắt cá, tôm trên sông Đà. Các hộ di cư từ nhiều địa phương về đây. Để đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ dân, UBND TP Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 3120/QĐ-UBND, ngày 31/10/2016 về phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình bến neo đậu phương tiện nổi, nhà nổi khu vực hạ lưu đập thủy điện Hoà Bình, tại tổ 14, phường Thịnh Lang với tổng kinh phí 10 tỷ đồng. Quy hoạch khu này có đầy đủ điều kiện cần thiết như bến neo đậu, điện, nước, sân chơi... Việc đầu tư bến neo đậu cơ bản đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân xóm vạn chài. Năm 2018, xóm được di chuyển đến địa bàn phường Thịnh Lang.

Cũng theo đồng chí Chủ tịch UBND TP Hòa Bình, năm 2022, UBND thành phố đã yêu cầu các phường, xã liên quan rà soát các hộ đã có đất ở, nhà ở của các hộ dân xóm vạn chài. Qua đó cho thấy, xóm có 71 hộ gia đình, cá nhân có đơn đề nghị cấp đất làm nhà ở. Rà soát sơ bộ, hiện nay, có 11 hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (4 hộ ở phường Thịnh Lang và 7 hộ ở xã Hợp Thịnh). Trên địa bàn TP Hòa Bình đang triển khai hơn 100 dự án, có khoảng 1.300 hộ phải di chuyển phục vụ giải phóng mặt bằng các dự án. Hiện, UBND thành phố đang rà soát quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ thuộc diện thu hồi đất và từng bước rà soát khu đất phù hợp, xem xét giải quyết đề nghị của các hộ dân xóm vạn chài về bố trí đất ở.

Việt Lâm

Các tin khác


Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục