(HBĐT) - Bấy lâu nay, khách du lịch đến với lòng hồ Hòa Bình là được thưởng ngoạn "Vịnh Hạ Long” trên cạn với những danh thắng, những món ăn đặc sản, thỏa chí chèo thuyền, đắm mình trong khung cảnh hùng vĩ. Nhưng với ông Nguyễn Xuân Thắng nó còn đem lại giá trị hơn nhiều, đó là sức khỏe.k


Ông Nguyễn Xuân Thắng trồng rau trên nhà bè tại tổ Vôi, phường Thái Bình (TP Hòa Bình), tự cung cấp rau sạch cho gia đình và khách du lịch.

Nơi hồi sinh

Hẹn với ông, một ngày nắng chúng tôi ngược tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình lên với lòng hồ sông Đà. Qua bến thuyền chừng vài trăm mét là đến khu nhà bè của ông Thắng. Khu nhà gồm 4 căn nhà trong khuôn viên khép kín tiện sinh hoạt nơi sông nước. Ở giữa là bể bơi trẻ con, khu trồng rau, sân chơi ngắm trăng, sinh hoạt cộng đồng... Mặc dù trời nắng giữa mùa hè nhưng khu nhà bè của ông tương đối mát. Nước trên hồ hắt lên, nhà bè được làm bằng gỗ và mái cọ nên dễ chịu. Mặc dù đã qua cái tuổi thất thập nhưng trông ông Thắng còn rắn rỏi, khỏe mạnh. Ông bảo: Tôi sống và khỏe mạnh được như này là nhờ lòng hồ sông Đà đấy. Thấy tôi ngạc nhiên ông giải thích: Cách đây hơn 3 năm tôi thường xuyên bị đau xương khớp, nhiều lúc không thể tự đi được. Sau khi khám bác sỹ kết luận bị hẹp cột sống. Bệnh đã chuyển nặng chèn các dây thần kinh nên hay bị tê bì chân tay, có lúc không ngồi, đi lại được. Tôi được bác sỹ chuyên khoa chỉ định mổ. Đọc tài liệu, nghiên cứu về bệnh tôi xin bác sỹ hoãn thời gian mổ và quyết định tự chữa. Trong nhiều tài liệu tìm hiểu về bệnh, tôi được biết luyện tập thể dục theo bài và bơi giúp có thể chữa được bệnh. Tôi quyết định tìm mua đất gần hồ để làm nhà nghỉ dưỡng bệnh.

Ngày đầu đi tìm, ông và các con lên hồ Đầm Bài, rồi ngược lên TP Hòa Bình. Đến tổ Tháu, tổ Vôi ông cảm nhận thấy thích nơi đây, gần trung tâm thành phố, có công việc gì hoặc ra bệnh viện cũng tiện. Đặc biệt là lòng hồ sông Đà nước trong lành, lưu lượng nước lớn, có tiềm năng phát triển du lịch. Đến xóm Vôi, có người bán đất giáp đường, giáp lòng hồ ông quyết định mua ngay. Khi hoàn tất thủ tục ông bắt tay vàolàm nhà bè, đúng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh. Vừa làm nhà vừa tránh dịch ông quyết định ở lại đây. Sống giữa vùng nước mênh mông không giao tiếp với người ngoài là nơi an toàn chống dịch. Khi cần mua lương thực, thực phẩm nhờ người mua để ở bờ rồi chèo thuyền vào lấy. Ông cho biết: Ngày đi mua đất, làm nhà bè con tôi luôn phải đi theo dìu khi lên xuống chỗ cao. Sau 3 năm kiên trì luyện tập, đến nay tôi đi lại thoải mái không còn thấy đau nhức. Để "thử" xương khớp sau thời gian tự điều trị, cách đây 2 tháng tôi đã có chuyến đi xuyên Việt với hơn 4.000 km. Mỗi ngày lái xe hơn 400 km, không có dấu hiệu đau đớn. Như hiện tại tôi có thể lái xe từ Hòa Bình về Hà Nội rồi quay lên vẫn thấy thoải mái.

Chia sẻ cách chữa bệnh của mình, ông Thắng cho biết: Ngày bơi 2 - 3 lần, mỗi lần vài km, tùy theo thể trạng từng hôm, kết hợp với bài tập giãn cột sống do bác sỹ hướng dẫn. Hôm nào trời rét thì luyện tập cách giãn cột sống. Sau một thời gian không thấy đau tôi cũng không đi mổ. Vừa rồi tôi đi khám lại, bác sỹ cũng ngạc nhiên là bệnh của tôi đã giảm đi rất nhiều. Có thể nói lòng hồ Hòa Bình là nơi đã tái sinh tôi. Tôi có duyên nợ với đất Hòa Bình. Năm 1971, sau khi rời ghế nhà trường, rời quê hương Hà Tây tôi lên Hòa Bình giảng dạy ở trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Sau 3 năm tôi chuyển về trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây cũ. Năm 1991, nhớ và yêu con người, cảnh vật Hòa Bình tôi quyết định trở lạiLương Sơn lập nghiệp với công việc thiết kế, xây dựng nhà sàn.

Lan tỏa giá trị của lòng hồ

Sau hơn 3 năm ở đây vẫn thấy ông Thắng tiếp tục mở rộng cơ ngơi của mình. Ông chia sẻ: Thấy lợi ích của việc sống ở sông nước, hưởng thụ không khí trong lành, là nơi dưỡng bệnh rất tốt nên tôi quyết định mở rộng và đăng ký kinh doanh làm điểm nuôi trồng thủy sản kết hợp đón khách nghỉ dưỡng ngắn hạn. Vợ con tôi cũng ủng hộ việc này. Vợ tôi là người sinh và lớn lên ở phố cổ Hà Nội cũng thích và theo tôi lên đây. Mục đích là để giới thiệu tiềm năng lòng hồ Hòa Bình không chỉ là nơi "chơi" mà còn là môi trường tốt cho những ai nghỉ dưỡng, chữa bệnh về xương khớp như tôi. Qua câu chuyện của tôi sẽ giới thiệu cho khách trong và ngoài nước biết đến tiềm năng về du lịch, nghỉ dưỡng của lòng hồ sông Đà. Hy vọng đây là một trong những điểm "níu chân" khách đến với Hòa Bình nhiều hơn nữa, dự định đến tháng 7 tới sẽ đón khách. Đây là mô hình điểm hướng tới xây dựng hợp tác xã nuôi trồng thủy sản kết hợp đón khách du lịch của tổ Vôi, phường Thái Bình.


Việt Lâm

Các tin khác


Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục