"Yêu nhau cho thịt cho xôi/ Ghét nhau đưa đến Kim Bôi, Hạ Bì” - đó đã là câu chuyện của ngày xa xưa. Kim Bôi hôm nay có thể vẫn chưa thực sự phát triển mạnh, nhưng ôm trong lòng "lộc của trời”, ôm cả những bình yên của một vùng đất du lịch nghỉ dưỡng. Cùng với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện đang có những chiến lược cụ thể hướng đến mục tiêu đưa Mường Động "cất cánh”.



Thực hiện định hướng phát triển cây ăn quả, nhân dân xã Hùng Sơn (Kim Bôi) đầu tư trồng cây có múi cho thu nhập khá.

Đảng bộ huyện Kim Bôi hiện có 43 chi, đảng bộ cơ sở, gồm 17 đảng bộ xã, thị trấn; 26 chi, đảng bộ cơ quan thuộc các loại hình: hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp; có 294 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra 18 chỉ tiêu cụ thể, 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm nhằm hiện thực hóa quyết tâm xây dựng huyện Kim Bôi phát triển vững mạnh, toàn diện, theo hướng thương mại, dịch vụ; đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án du lịch nghỉ dưỡng; tập trung giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới…

Thực hiện Nghị quyết Đại hội, Đảng bộ chú trọng xây dựng Chương trình trình hành động, cụ thể hóa bằng các đề án bám sát tình hình thực tế địa phương, hướng đến giải quyết các "nút thắt” trong phát triển KT-XH trên địa bàn. Nổi bật như Đề án phát triển du lịch huyện Kim Bôi giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; 3 đề án về nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát triển đàn trâu, bò; dồn điền - đổi thửa là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, tạo đà thúc đẩy nông nghiệp phát triển…

Đồng chí Nguyễn Thanh Hà, Trưởng phòng VH-TT huyện Kim Bôi cho biết: Thực hiện định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, lợi thế, đồng thời tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đến tìm hiểu, khảo sát và đăng ký đầu tư các dự án về du lịch theo đúng quy hoạch. Hiện, trên địa bàn có 25 dự án đầu tư lĩnh vực du lịch. Một số dự án đang triển khai để sớm đưa vào hoạt động như: Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Venus Resort do Công ty CP khoáng sản Hòa Bình đầu tư quy mô gần 4 ha tại xóm Cốc, xã Vĩnh Đồng, dự kiến hoàn thành đưa vào hoạt động trong năm 2024; quần thể du lịch văn hóa, dịch vụ nghỉ dưỡng tại huyện Lạc Sơn và huyện Kim Bôi do Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) đầu tư thực hiện tại xã Cuối Hạ; dự án Apec Mandala Sky Villas Kim Bôi tại xóm Mớ Đá, thị trấn Bo do Công ty CP Tập đoàn Apec thực hiện nhằm đem đến sản phẩm nghỉ dưỡng trị liệu khoáng nóng 5 sao.

Cùng với du lịch, Kim Bôi xác định phát triển nông nghiệp xanh theo hướng bền vững là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế địa phương. Huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nhân dân duy trì và phát triển các sản phẩm chất lượng như: cam, bưởi, thanh long, rau các loại đạt tiêu chuẩn VietGAP với diện tích trên 310 ha; duy trì, mở rộng vùng sản xuất tập trung như vùng trồng bí xanh,dưa chuột tại các xã: Nam Thượng, Kim Lập, Sào Báy, Đú Sáng... với diện tích khoảng 60 ha/vùng; vùng trồng khoai tây tại xã Vĩnh Đồng; vùng trồng cây ăn quả có múi tại các xã: Tú Sơn, Kim Lập, Vĩnh Tiến, Mỵ Hòa, diện tích khoảng 100 ha/xã; vùng trồng cây dược liệu diện tích 40 ha tại xã Hùng Sơn…

Duy trì và phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ đầu vào đến khâu tiêu thụ như: Mô hình trồng cây gai xanh AP1 liên kết với HTX dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình và Công ty An Phước, tổng diện tích trên 40 ha tại 2 xã Tú Sơn và Xuân Thủy; trồng dưa bao tử liên kết với Công ty Hajmex, diện tích 5 ha tại 2 xã Hùng Sơn và Kim Bôi; trồng ngô sinh khối quy mô trên 45 ha tại 6 xã: Cuối Hạ, Kim Bôi, Đông Bắc, Vĩnh Đồng, Xuân Thủy, Sào Báy... Trên địa bàn huyện hiện có 30 hợp tác xã, 17 trang trại chăn nuôi hoạt động ổn định, hiệu quả.

Đồng chí Nguyễn Văn Xiêng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cho biết: Kim Bôi thực hiện Nghị quyết Đại hội trong bối cảnh nhiều khó khăn do ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh, suy thoái kinh tế toàn cầu… Tuy nhiên với quyết tâm chính trị cao, qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, có 6/18 chỉ tiêu đạt và vượt 100%, 12/18 chỉ tiêu đạt 50% chỉ tiêu nghị quyết. Trong đó, năm 2023 thu nhập bình quân đầu người ước đạt 48 triệu đồng; hộ nghèo giảm bình quân 5,03%, thu ngân sách đạt 344,1% so với nghị quyết; bình quân mỗi xã trên địa bàn thực hiện được 14/19 tiêu chí xã nông thôn mới…

Phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành sáng tạo, quyết liệt của chính quyền, Kim Bôi từng bước xây dựng huyện phát triển về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh, đẹp về văn hóa, xứng đáng là điểm đến của vùng đất "chén vàng". 


Minh Vũ

Các tin khác


Thu hút nhân tài - làm sao để “tuyển đúng, dùng hay”? Bài 3 - Hạt giống tốt phải được gieo trên đất tốt

Người tài vốn như hạt giống tốt, hạt giống tốt gieo trên đất tốt mới đơm hoa, kết trái, nếu gieo trên đất đá sỏi, khô cằn thì sẽ khó phát triển được. Môi trường làm việc chính là "mảnh đất” để người tài "dụng võ”. Tuyển dụng được cán bộ chất lượng cao rồi thì yêu cầu tiên quyết đặt ra là làm sao để người cán bộ đó phát huy được kiến thức, năng lực, sở trường tốt nhất.

Thu hút nhân tài - làm sao để “tuyển đúng, dùng hay”? Bài 2 - Ngành Y tế “khát” nhân lực chất lượng cao

Tỉnh Hòa Bình có gần 90 vạn dân, số bác sỹ/1 vạn dân đạt 9,47 bác sỹ. Tuy nhiên, tỉnh chưa có bác sỹ nội trú (BSNT) nào - thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến nâng cao chất lượng khám, điều trị cũng như củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Trước đòi hỏi bức thiết đó, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã mạnh dạn thực hiện hỗ trợ ban đầu 150 triệu đồng cho BSNT về công tác tại bệnh viện. Chính sách ưu đãi đặc biệt này đã giúp BVĐK tỉnh và cũng là ngành Y tế tỉnh tuyển dụng được BSNT đầu tiên về công tác. Khát nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề nóng đối với ngành Y tế tỉnh nhà mà nguyên nhân chính là do chưa có cơ chế, chính sách thu hút, ưu đãi, sử dụng phù hợp.

Thu hút nhân tài - làm sao để “tuyển đúng, dùng hay”? Bài 1 - Nhiều khó khăn trong thu hút nhân tài về tỉnh

Ngày 14/11/1945, hơn 2 tháng sau ngày đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, trong bài viết "Nhân tài và kiến quốc” đăng trên Báo Cứu Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Kiến quốc có chắc thành công thì kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiến thiết thì phải có nhân tài”. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm, nhưng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển, càng thêm nhiều. Tiếp đó, ngày 20/11/1946, trên Báo Cứu Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố văn bản "Tìm người tài đức”. Muốn "trọng dụng những kẻ hiền năng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu các địa phương phải lập tức điều tra "người tài đức”, làm được những việc ích nước lợi dân. Hạn trong 1 tháng "phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết”.

Xung quanh dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị “treo” nhiều năm


Bài 3 - Lời giải nào cho chính quyền và nhà đầu tư? 
Những vướng mắc liên quan đến dự án "xây dựng các công trình văn hóa tâm linh” tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) không được giải quyết triệt để sẽ trở thành vấn đề phức tạp, điểm "nóng” về khiếu kiện kéo dài. Vậy đâu là lời giải "bài toán” này cho chính quyền và nhà đầu tư?

Xung quanh dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị “treo” nhiều năm

 Bài 2 - Vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng 

Dự án xây dựng các công trình văn hóa tâm linh do có nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) khiến cho dự án này bị "treo” nhiều năm, gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến đơn thư kiến nghị kéo dài...

Xung quanh dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị “treo” nhiều năm

Dù nhiều lần kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết những vấn đề tồn tại của dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh chùa Phật Quang (gọi tắt là dự án xây dựng các công trình văn hóa tâm linh) tại tổ 8, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình, nhưng nhiều năm qua, kiến nghị của hàng chục hộ dân vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nhiều hộ nằm trong khu vực quy hoạch của dự án bị ảnh hưởng; không được thực hiện quyền sử dụng đất (QSDĐ), nhà cửa hư hỏng, xuống cấp không được sửa chữa, cải tạo. Điều này gây bức xúc cho người dân... 

Bài 1 - Dự án "treo” nhiều năm, người dân kiến nghị khẩn cấp

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục