Chị Đặng Thị Thu kiểm tra chất lượng cam Canh.

Chị Đặng Thị Thu kiểm tra chất lượng cam Canh.

(HBĐT) - Cao Phong vào vụ cam mới ngọt ngào đầy ắp niềm vui. Suốt dọc đường thị trấn nhuộm vàng sắc cam. Nắng ấm đầu đông chan hòa, ấm áp đem lại những vườn cam trĩu quả vàng xuộm. Thương lái mua hàng rộn rã. Vùng cam hàng hóa đang hình thành. Chất lượng, uy tín, thương hiệu cam Cao Phong được nâng lên và khẳng định vị trí hơn trên thị trường. Cam vàng nặng trĩu được mùa, được giá đang trả nghĩa mồ hôi, công sức người vun trồng.

 

Năm nay, cam được giá, được mùa. Cam đang trả nghĩa cho người trồng. Giá cam nhỉnh hơn năm trước. Cam Xã Đoài có giá bán 12.000 đồng/kg, cam lòng vàng từ 12.000- 14.000 đồng/kg, cam V2 20.000 đồng, cam Canh từ 34.000- 35.000 đồng/kg. Theo người trồng cam, sản lượng cam của Cao Phong vụ này cỡ từ 7.000- 8.000 tấn, doanh thu xấp xỉ 90 tỷ đồng, trừ chi phí đầu tư từ 25-30%. Như vậy cũng tương đương năm trước, nông dân bỏ túi cỡ vài chục tỷ đồng.

 

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong Khương Xuân Lịch chia sẻ: Mấy năm nay, người dân Cao Phong giàu lên từ trồng cam. Doanh thu từ cam góp phần nâng thu nhập của bình quân của thị trấn lên 22 triệu đồng/người/năm. Người trồng cam ở thị trấn đạt doanh thu từ 0,5- 3 tỷ đồng có hơn 20 hộ, còn từ 100-500 triệu nhiều vô số. Tính ra, từ trồng cam, người dân thị trấn mấy năm nay có hàng chục xe ô tô đời mới. Phó Chủ tịch Lịch cho biết thêm: Như gia đình tôi chỉ có 3.000 m2 , trồng 150 cây, vụ này cũng thu cỡ 10 tấn, doanh thu khoảng từ 120-125 triệu đồng, trừ chi phí cũng lãi từ 50- 70 triệu đồng. Chúng tôi thấy được sinh khí mới của vùng đất đầy năng động qua lời giới thiệu của Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong Khương Xuân Lịch khi đi thăm một số gia đình trồng cam. Chị Đặng Thị Thu (gia đình Thu- Luyện) ở tiểu khu 2 là một trong tốp đầu những gia đình trồng cam quy mô lớn của thị trấn. Gia đình chị có tới 7 ha cam các loại,  trong đó có 2 ha đã đi vào kinh doanh, mấy năm nay, doanh thu đều đặn 1,5 tỷ đồng. Trúng cam vụ trước, chị vừa tậu một xe ô tô mới giá 32.000 USD. Chúng tôi gặp chị tại vườn cam 3.000 m2  với chủ yếu là cam Xã Đoài và cam Canh. Năm nay, quả sai trĩu sà xuống sát mặt đất. Chị Thu tíu tít điện thoại trả lời thương lái đặt hàng tại vườn. “Trồng cam vất vả. Vào vụ là phải ăn cơm đứng. Gia đình mới trồng cam từ năm 2009. Khi bắt tay vào trồng cam thì đất đã hết phải mua lại những khu vực cằn cỗi, nhiều sỏi đá rồi cải tạo. Ở vườn cam này, chị đã đổ hàng trăm xe đất màu, cao hơn so với mặt bằng ban đầu cỡ 0,3 m, rồi biết bao công sức chăm bẵm, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật, phân bón, giống má. Chăm cam chẳng khác con thơ, có thời gian cao điểm lên tới hàng chục người làm, bình thường cũng tới 15 lao động. Riêng tiền phân hóa học cũng lên tới 100 triệu đồng. Tính ra, một đời cam phải đầu tư không dưới 500 triệu đồng/ha nhưng cũng thu về bạc tỷ. Trong nhà có vài chục triệu coi như đã hết. Vụ tới, chị sẽ thu hàng trăm tấn cam” - Chị Thu tâm sự.

 

Đúng là đối với người dân Cao Phong trồng cam như một sự cứu cánh, thoát khỏi cuộc sống bần hàn để trở thành tỷ phú. Giống chị Thu, phần lớn người trồng cam đã bươn trải đủ nghề, sau đó trụ lại với cây cam và được đền đáp xứng đáng. Đến nay, ông Nguyễn Văn Tiến, tiểu khu 5 đã có 5 ha cam, trong đó có tới 2 ha kinh doanh. Năm 2009 cho thu tới 2 tỷ đồng. Ông xây nhà cửa đàng hoàng, tiện nghi đắt tiền đủ cả và mua thêm chiếc xe Foture 1,3 tỷ đồng. Ông Tiến cũng phải mua    đầu tư cải tạo đất để trồng cam. Vườn cam của ông giáp với chân núi, nước không có phải đào giếng đưa lên đỉnh núi tưới cam. Công sức đầu tư, chăm bón mấy năm dài đằng đẵng tạo cho vườn cam của gia đình ông xanh mướt, trái cam căng tròn mọng nước, năng suất cao ở trong vùng. Trong trang phục lao động, ông Tiến cười hể hả: Nông dân Cao Phong chẳng thua thành phố. Nhìn vườn cam thẳng tắp chạy dài tới chân núi lấp lánh quả vàng, ông bảo: Chắc chắn năm nay gia đình thu 2 tỷ “đổ ngược”. Với 5 ha đưa vào khai thác, sản lượng ước khoảng 200 tấn, giá bán hiện nay thu không dưới 3 tỷ đồng, tính ra đạt từ từ 300- 400 triệu đồng/ha.

 

Vụ này, hàng chục gia đình ở Cao Phong thu hoạch cả trăm tấn đem về tiền tỷ như các ông: Tạ Đình Đào, Nguyễn Thế Bình, Đinh Công Bình, Phạm Văn Bình, Nguyễn Văn Sơn... Cam Cao Phong ngày càng chứng tỏ ưu thế vượt trội so với các loại cam trên thị trường. Cam Cao Phong bị lép vế cam Vinh, người trồng cam đã thấy được tầm quan trọng của thương hiệu cam Cao Phong đang cố gắng vun trồng. Thực tế cho thấy, nếu có đất, biết đầu tư, chăm sóc chỉ 5 năm, cuộc sống khá giá và giàu có. Quỹ đất Cao Phong đang được tận dụng tối đa để trồng cam. Cam kinh doanh nặng tay người vun xới. Cam mới trồng xanh mơn mởn trong nắng đông. Những vụ cam ngọt ngào đang bù đắp nỗi vất vả một nắng hai sương, trả vàng cho người vun xới. 

 

 

 

                                                                                          Lê Chung

 

Các tin khác


Về Hà Giang ăn cháo... Ấu Tẩu

Đến Hà Giang mà chưa đi cao nguyên đá Đồng Văn, chưa ăn miếng thịt to, chưa uống bát rượu đầy, chưa ăn bát cháo độc dược... thì coi như chưa đến. Anh bạn đồng nghiệp đã khẳng định chắc nịch ngay khi chúng tôi vừa đặt chân lên mảnh đất này.

Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Nhà tù Sơn La - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.

Gặp gỡ chiến sỹ Điện Biên

Các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng với họ, thanh xuân hào hùng của một thời hoa lửa và ký ức về những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi tự hào năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.

Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục