Đồng chí Nguyễn Ngọc Khiêm Bí thư Đoàn trường THPT DTNT tỉnh trao đổi với các đoàn viên về những dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Khiêm Bí thư Đoàn trường THPT DTNT tỉnh trao đổi với các đoàn viên về những dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

(HBĐT) - Ngoài “kho” kiến thức tích lũy được qua 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, hàng ngày các cô, cậu học trò còn được tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác từ các phương tiện truyền thông, hoạt động xã hội mang tính trải nghiệm... tuy nhiên, phần đông trong giới trẻ hiện nay vẫn loay hoay trước ngưỡng cửa “vào đời”.

Mông lung với việc... chọn nghề

Những ngày này năm trước mỗi bữa cơm chiều gia đình chị Loan, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) lại rôm rả bàn chuyện học, chuyện thi rồi đăng ký nguyện vọng vào trường  đại học nào...  Chẳng là cậu ấm nhà chị đã hoàn thành 12 năm đèn sách ở bậc học phổ thông. Cháu là học sinh của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, đạt học sinh giỏi quốc gia môn hóa học. Theo thông tin từ phía nhà trường, cháu được tuyển thẳng vào một số trường đại học trong nước và đạt tiêu chuẩn “du học” tại Liên bang Nga. Với nhiều học sinh khác thì cụm từ “du học” là một giấc mơ, tuy nhiên con trai của chị Loan lại hết sức cẩn trọng, chùng chình. Đã làm hồ sơ rồi lại rút, bàn đi, tính lại cả tháng với  các trường đại học Y, dược, Bách khoa rồi cuối cùng cháu chọn đại học Dược. Giờ đã học qua năm thứ nhất, dẫu không than phiền về chuyện học hành vất vả nhưng có vẻ con trai chị Loan vẫn không mấy hài lòng với con đường mà mình đang theo đuổi.

 

Đó là sự lựa chọn của một cậu trò giỏi, còn với những học sinh có học lực trung bình, nếu không muốn nói có phần hơi đuối thì đó là chuyện thực sự đáng bàn. Đây là chuyện mà một nhóm bạn đang theo học lớp 12 tại trường THPT Lạc Long Quân đang thảo luận sôi nổi. Vì sức học ở mức trung bình nên khi đăng ký nguyện vọng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2016, em thực sự “rối như tơ vò”. Đăng ký  ở các trường top đầu như Đại học Bách khoa, Y, Dược, Ngoại thương thì sợ không đủ sức “chọi” mà đăng ký ở các trường không mấy tiếng tăm lại vào những khoa ít người muốn lựa chọn thì sợ  khi ra trường không tìm nổi việc làm. Dẫu vậy nhưng không em nào  trong nhóm lựa chọn phương án học nghề bởi các em cùng chung một tư tưởng: phải biết được cổng trường đại học cao hay thấp!!! Còn chuyện học nghề - có thể nhưng sẽ là lựa chọn cuối cùng.

 

Chưa xác định được nhu cầu xã hội trong lĩnh vực lao động, việc làm

Đó là nhận xét của đội ngũ cán bộ, giáo viên Trung tâm  Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp tỉnh qua quá trình làm công tác tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh năm 2016 ở các trường: THPT Lương Sơn, THPT nam Lương Sơn; THPT Sào Báy (Kim Bôi), THPT Ngô Quyền, THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình); THPT Mường Chiềng,  THPT Yên Hòa, THPT Đà Bắc  với sự tham gia của 1.473 học sinh khối lớp 12 . Trong nội dung tư vấn hướng nghiệp, giáo viên cung cấp cho học sinh tìm hiểu về nghề nghiệp, tiếp đó hướng dẫn cho học sinh xây dựng, thực hiện kế hoạch, học tập, nghề nghiệp. Qua đó giúp các em định hướng rõ được sở thích, giá trị của bản thân, điều kiện  của gia đình... biết được khối thi, các trường đào tạo, những yêu cầu nghề đối với người lao động để các em xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân. Tại buổi tư vấn này, giáo viên giới thiệu cho học sinh những thông tin mới nhất về tuyển sinh, thị trường lao động. Giáo viên chuẩn bị các tets (phiếu tìm hiểu nguyện vọng nghề nghiệp) để học sinh trả lời. Qua những buổi tư vấn hướng nghiệp đó, nhóm cán bộ, giáo viên đã có chung một nhận định: Không phải tất cả, nhưng phần lớn các em chưa xác định rõ được nhu cầu của xã hội trong lĩnh vực lao động, việc làm, chưa đủ khả năng quyết đoán  để lựa chọn con đường đi phù hợp với bản thân, gia đình và đó cũng một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đăng ký dự tuyển vào các trường đại học luôn ở tình trạng cao ngất ngưởng. Với quy định tuyển sinh đại học, cao đẳng như hiện nay, việc lựa chọn để đủ điểm đỗ vào một trường đại học không quá khó. Thế nhưng cái khó lại được đẩy về sau, đó là tình trạng hàng trăm, hàng ngàn sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm. Trong khi tại các sàn giao dịch việc làm được tổ chức thường niên ở các huyện, thành phố trong tỉnh thường không tuyển đủ nguồn nhân lực như mong muốn vì quá ít lao động có tay nghề.

 

Để từng bước khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” và trước mắt là giúp các em vững vàng, tự tin và sáng suốt hơn trong việc chọn nghề nghiệp cần có sự hỗ trợ đắc lực từ các bậc phụ huynh. Phía nhà trường cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tư vấn hướng nghiệp, góp phần làm chuyển biến nhận thức của học sinh trong việc lựa chọn ngành học, trường học trong mỗi mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đó là là nền tảng tốt để các em vững bước vào tương lai.

 

                                                                             

 

                                                                              Thúy Hằng

Các tin khác


Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục