(HBĐT) - Đi học về, bé Ly nhắc mẹ: - Tối nay họp phụ huynh mẹ ạ. Cô dặn khi bố mẹ đi họp nhớ mang theo khoảng gần 2 triệu đồng để đóng góp các khoản. Chị Liên đang chuẩn bị bữa cơm chiều dừng tay hỏi lại con gái: - Con có nghe nhầm không? Làm gì mà đóng góp nhiều tiền thế. Mất đứt tháng lương của mẹ rồi.

Cơm nước xong, chị vội dọn dẹp rồi đi họp cho con kẻo muộn. Cuộc họp kết thúc, chị rảo bước nhanh về nhà. Nhìn nét mặt đượm buồn của vợ, anh Hoàng rót cốc nước lọc đưa cho chị rồi thủng thẳng:

- Chuyện học hành của con thế nào, sao em buồn vậy.

Chị Liên thở dài:

Tưởng học sinh đầu cấp mới phải đóng góp nhiều, anh xem con mình chỉ còn năm nay là chuyển cấp thế mà phải đóng góp bao nhiêu thứ, nào là tiền xây dựng trường, tiền bảo vệ, quỹ lớp, quỹ đội, quỹ hội phụ huynh, tiền gửi xe... tính ra đến mười mấy mục  phải đóng, tổng cộng mất gần 2 triệu bạc. Mấy bà trong xóm đang tính phải bán mấy tạ thóc mới đủ đóng học cho một đứa, chưa kể có gia đình cả hai con cùng đi học một cấp, nhà nông chỉ trông vào hạt thóc, bán  đi thì lấy gì mà ăn... Chị lắc đầu ngao ngán. Lại còn chuyện may đồng phục, ai cũng phản đối bởi các cháu chỉ còn năm nay là chuyển cấp mà đã chuyển cấp thì đồng phục mỗi cấp lại khác. Một số phụ huynh đề nghị nhà trường cứ cho các cháu dùng mẫu áo đồng phục cũ năm trước nhưng cô chủ nhiệm bảo nhà trường đã quyết rồi, các khối lớp phải tuân theo.

Nghe được câu chuyện của mẹ đang phân trần cùng bố, Ly đến bên thỏ thẻ:

- Nhà trường bắt may hai chiếc áo đồng phục, con chỉ may một cái thôi để mặc vào ngày bắt buộc thứ hai và thứ sáu, còn ngày thường con mặc lại mấy chiếc áo cũ năm ngoái vẫn được mà mẹ.

Hiểu tâm trạng của hai mẹ con, anh Hoàng chia sẻ:

- Chuyện đóng góp cho con đi học đó là trách nhiệm của các bậc phụ huynh, trong đó có các khoản bắt buộc phải đóng, một số khoản tự nguyện, hoàn cảnh nhà mình còn khó khăn nên chọn lọc giảm bớt các khoản không cần thiết, chẳng hạn tiền gửi xe mỗi năm 100.000 đồng, từ nhà mình đến trường đi mất khoảng 15-20 phút, có thể con dậy sớm một chút đi bộ đến trường, như vậy, con đã tiết kiệm được 100.000 đồng, số tiền đó dùng vào việc mua thêm sách tham khảo giúp con học tốt hơn. Bố cũng đồng tình với con may một chiếc áo đồng phục vừa tiết kiệm tiền lại đỡ lãng phí áo đồng phục cũ. Là học sinh phải tuân thủ nề nếp  trang phục của nhà trường, đó là một nét đẹp văn hóa, vừa phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình nhưng cũng phải hoà nhập vào hoàn cảnh chung của cộng đồng mới là người có văn hoá.

 

                                                                                 Ngọc Anh

Các tin khác


Đánh tráo mã QR

Sau khi bị buộc thôi việc vì quá nhiều lỗi lầm, trở về vùng rừng sâu núi thẳm, chàng tiều phu suốt ngày lẫm lũi với cung, rìu, búa, nỏ săn bắt chim muông để kiếm kế sinh nhai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục