(HBĐT) - Duy trì 3 năm liên tục không có người sinh con thứ 3, xã Đông Phong (Cao Phong) đã và đang có những cách làm hiệu quả trong thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Đóng góp vào thành công đó không thể không nhắc tới công lao của nữ cán bộ chuyên trách dân số Bùi Thị Thu Hà.

 

“Là phụ nữ, phụ trách mảng dân sốừ là lợi thế của tôi. Đối tượng tuyên truyền, vận động chính là phụ nữ thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Tôi đến với họ không phải với vai trò của một cán bộ chuyên trách dân số mà như là người thân. Được nghe họ kể, được trò chuyện, tôi hiểu và cảm thông với những áp lực mà họ đang phải chịu đựng” - Chị Bùi Thị Thu Hà chia sẻ.

  Chị Bùi Thị Thu Hà (bên trái), chuyên trách dân số xã Đông Phong (Cao Phong) tuyên truyền, tư vấn các biện pháp tránh thai hiện đại tới các gia đình trong độ tuổi sinh sản trên địa bàn xã.

Tốt nghiệp trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ, năm 2010, chị Hà về công tác tại trạm y tế xã Đông Phong. Là người sở tại nên chị am hiểu phong tục, tập quán cũng như suy nghĩ, cách làm của người dân quê mình. Đông Phong cũng như nhiều xã khác trong huyện, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Xã hiện có 503 hộ, 2.148 khẩu, trong đó có 569 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Toàn xã, hiện có 333 chị áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.

Cùng với đội ngũ cộng tác viên dân số được trải đều ở 6 xóm, chị Hà luôn có mặt kịp thời để nắm bắt tình hình, biến động về dân số trên địa bàn xã, đặc biệt là ở những gia đình sinh 2 con gái. Từ đó có hướng tham mưu với cấp ủy, chính quyền  có giải pháp căn cơ và triệt để. Chị tâm sự: Không thể phủ nhận tư tưởng phải có con trai để nối dõi tông đường ở một số ít gia đình, đặc biệt ở những gia đình nam giới làm trưởng họ mà chưa sinh được con trai. Cùng với lực lượng phụ nữ, thanh niên, chúng tôi đã đến tận nhà để trao đổi với các anh và đưa ra những so sánh đầy tính thuyết phục. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng để chúng tôi vào nhà và nói chuyện. Có những gia đình, thấy chúng tôi đến, họ không tiếp. Kiên trì không quản nắng, mưa, công lao của chúng tôi đã được đền đáp. Lâu dần, các anh cũng đã hiểu và cảm thông với các chị. Có những anh ngoài việc đồng áng, về nhà còn phụ giúp vợ việc nhà… Đến nay, xã 3 năm liên tục không có người sinh con thứ 3.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Bùi Văn Hà, chị Bùi Thanh Chúc, xóm Quáng Trong khi anh đang tất bật chuẩn bị cho bữa trưa. Vợ chồng anh chị sinh được 2 con gái. Con gái lớn đang học lớp 8, đứa thứ hai học lớp 5. Cả 2 cháu năm nào cũng là học sinh giỏi của trường. Không mang nặng tư tưởng trọng nam, khinh nữ, gia đình anh chị chỉ mong muốn 2 cô con gái luôn chăm ngoan, học giỏi, lớn lên có việc làm ổn định. Thời gian chăm sóc vườn cam, mía đã ngốn gần hết thời gian của anh. Chỉ những lúc quá trưa hoặc tối mịt anh mới có thể được tự tay trổ tài nấu nướng phục vụ “3 nàng công chúa” như cách gọi hài hước của anh.

Cũng giống như vợ chồng anh Hà, chị Chúc, gia đình anh Bùi Văn Đại, chị Bùi Thị Tâm, xóm Quáng Ngoài cũng sinh 2 con gái và không có ý định sinh thêm bởi lẽ, với anh, nuôi dạy con thành người quan trọng hơn là “sỹ diện hão”. Suy nghĩ của anh từng được xem là khác người nhưng giờ đây, nhìn vào cơ ngơi mà vợ chồng anh chị tạo dựng được không ít người phải trầm trồ, thán phục.

Theo thống kê, trên địa bàn xã Đông Phong hiện có 38 cặp vợ chồng sinh con 1 bề là gái. Họ đều không muốn sinh thêm mà tập trung nuôi dạy con tốt và phát triển kinh tế.

Ngày ngày, chị Hà vẫn cần mẫn với công việc của mình. Chị đang góp một phần sức trẻ và nhiệt huyết dần làm thay đổi suy nghĩ trong mỗi người đàn ông phải cố sinh con trai như bấy lâu nay. “Không biết có phải do may mắn hay không nhưng chồng tôi và gia đình anh ấy không ai đặt gánh nặng bắt buộc phải sinh con trai lên tôi cả”, chị cười và tâm sự.

                                                                             Minh Tuấn 

                                                                       (Đài Cao Phong)

 

Các tin khác


Gương sáng phong trào thanh niên khởi nghiệp

Với tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, anh Bùi Hải Nguyên ở thôn Liên Hồng 1, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Nữ Đại úy Công an xã nhiệt huyết, gần gũi với người dân

"Nhiệt huyết trong công việc, gắn bó với địa bàn, gần gũi với người dân” - đó là những lời nhận xét và tình cảm mà cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như người dân dành cho Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung, cán bộ Công an xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi sau nhiều năm gắn bó, cống hiến cho công tác giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại địa bàn cơ sở.

Chàng trai 9X khởi nghiệp từ nuôi cá trên lòng hồ

Khai thác điều kiện tự nhiên sẵn có, anh Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1993 ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình và trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp trong thanh niên trên địa bàn.

Gương sáng phát triển kinh tế ở xã Phú Lai

Nhận thấy địa phương có điều kiện phù hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh Nguyễn Văn Việt, hội viên nông dân xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy) đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển sang nuôi dê thương phẩm. Từ khi xóm chưa có hộ nào nuôi dê, anh đã đi đầu cùng 3 hộ tham gia mô hình nuôi dê thương phẩm. "Tôi đã đi tham quan học tập các mô hình ở trong và ngoài huyện, từ đó mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi dê", anh Nguyễn Văn Việt chia sẻ.

Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục