(HBĐT) - "Sống lạc quan, ăn nhiều rau” là bí quyết sống lâu, sống khỏe của đại lão Sùng A Sía ở bản Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu). Cụ Sía tròn 110 tuổi nhưng da dẻ vẫn hồng hào, chân bước vững chắc, vẫn còn nuôi lợn, chăn trâu và làm mọi việc sinh hoạt hàng ngày.



Cụ Sùng A Sía thổi bài khèn đón khách.

Ngôi nhà gỗ của cụ Sía ở cuối bản Chà Đáy. Khi chúng tôi đến cụ đang nghỉ trưa. Nghe có khách vào chơi, cụ Sía tự trở dậy. Khác với tưởng tượng của tôi, tuy đã 110 tuổi nhưng trông cụ như tuổi thất tuần. Bước đi đều đặn, hàm răng trắng và nếu không biết tuổi thì người lần đầu gặp không ai nghĩ cụ đã sống hơn một thế kỷ. 

Mất trâu được vợ
Cụ Sùng A Sía sinh ra và lớn lên tại bản Pa Háng. Khi lấy vợ, cụ mới chuyển ra bản Chà Đáy, vì bản này có nhiều ruộng nước, dễ sinh sống. Hồi còn thanh niên, cụ là người khỏe mạnh, chịu khó làm lụng. Cụ nhớ lại, ngày đó, nhà có một con trâu cày rất khỏe. Một lần cho người bạn ở bản bên mượn để cày ruộng. Trong lúc thả trâu đi ăn bên bìa rừng, con trâu chẳng may bị rơi xuống vực chết. Người bạn nhà nghèo, chẳng có trâu để trả cho cụ. Sau một thời gian nghĩ cách để đền thì nảy ra ý định gả em gái cho cụ. Không ngờ sau chuyện mất trâu, cụ Sía có vợ. Hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn, gây dựng nhà cửa. Suốt mấy năm chung sống, vợ chồng cụ sinh được 4 người con, 3 trai, 1 gái. Khi sinh cô con gái út được 6 tháng tuổi, vợ cụ mắc bệnh trọng. Là người biết thuốc của người Mông nhưng cụ vẫn không chữa được bệnh cho vợ. Thế là cụ rơi vào cảnh "gà trống nuôi con". 
Ngày đó, Pà Cò khó khăn nên cảnh gà trống nuôi con càng thêm chật vật. Mọi người trong dòng họ họp bàn, động viên cụ Sía đi bước nữa. Vốn có tài thổi khèn Mông, lại để ý đến cô Máy cùng bản nên cụ quyết định đi bước nữa. Sau mấy ngày đến nhà thổi khèn, cô Máy cũng đồng ý theo cụ về. Với tài của mình, cụ đã dung hòa được cuộc sống giữa dì ghẻ và con chồng. Bà Máy sinh cho cụ được 8 người con. Sau khi sinh người con thứ 8, bà lại mang bệnh và mất, để lại cho cụ Sía 12 đứa con. Một mình lo toan nuôi các con, bao nhiêu việc vất vả kiếm sống cụ đều trải qua. Tất cả các con được đi học và dựng vợ, gả chồng đến nơi đến chốn. Các con ngoan ngoãn, tu chí và không dính vào con đường ma túy. Để dạy các con, cụ lấy cái tình, cái lý bảo ban chứ không dùng roi vọt. Hiện cụ có tới 60 cháu, chắt.
vận động, lạc quan, ăn rau là chính
Thấy có khách, cụ Sía sai đứa cháu pha trà mời khách. Trong hơi sương lạnh của một ngày cuối năm, chúng tôi nghe cụ say sưa kể về cuộc sống của bản Mông ngày trước, kể về phong tục tập quán, về sinh hoạt hàng ngày của cụ... mà một trong những sở thích, sở trường là chơi khèn. Thế rồi, cụ sai cháu đi lấy khèn và thổi một bài cho chúng tôi thưởng thức. Tiếng khèn lúc trầm, lúc bổng như đưa người nghe lên bản Mông ngày xuân. Cụ bảo, khèn Mông có nhiều bài lắm, từ đám ma, đám cưới, đến hội xuân, tán gái… bài nào cũng thuộc. Chơi khèn xong, cụ mồi điếu thuốc lào hút. Sinh ra ở thủ phủ thuốc phiện, nên cuộc sống gắn với cây thuốc phiện. Khi Nhà nước vận động bà con xóa bỏ cây thuốc phiện, cụ là người đầu tiên của bản đi cai nghiện và chuyển đổi cây trồng.
Ngoài làm nông, cụ Sía còn là người biết bốc thuốc. Ai đau bụng, đau đầu hay khó sinh con đều giúp được hết. Công bà con trả là gùi ngô, mớ rau, con thú săn được trong rừng, nhưng chưa bao giờ cụ coi đó là nghề kiếm sống. Bí quyết sống khỏe của cụ là sống lạc quan, vận động nhiều, hiện giờ cụ vẫn nuôi lợn, nuôi cá và chăn trâu. Đầu năm 2022, gia đình tổ chức đại thượng thọ mừng cụ tròn 110 tuổi. Cũng trong năm, cụ bán con trâu mộng được vài chục triệu đồng. Mỗi bữa ăn được đôi lưng cơm, uống vài chén rượu và món ăn cụ thích nhất là rau.


Việt Lâm


Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục