Mô hình nuôi gà của gia đình ông Bùi Văn Huy 

ở thôn Rộc Dong, xã An Bình (Lạc Thủy) cho hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi gà của gia đình ông Bùi Văn Huy ở thôn Rộc Dong, xã An Bình (Lạc Thủy) cho hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Thực hiện lời dạy của Bác “Thương binh tàn nhưng không phế”, thương binh Bùi Văn Huy ở thôn Rộc Dong, xã An Bình (Lạc Thủy) đã khắc phục mọi khó khăn, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động của xã. ông Huy còn là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm...

 

Bên chén trà nóng, ông Huy tâm sự với chúng tôi về những ngày tháng chiến đấu tại chiến trường Thành cổ Quảng Trị. Năm 1972, chàng thanh niên vừa tròn 18 tuổi tình nguyện lên đường nhập ngũ tại Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 95, Sư đoàn 325 với nhiệm vụ bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Nơi đây, ông cùng đồng đội đã chiến đấu kiên cường trong 81 ngày đêm. Năm 1978, ông xuất ngũ do bị thương nặng. Về quê với hai bàn tay trắng, không nghề nghiệp, những vết thương bởi chiến tranh khắp trên cơ thể. Với tinh thần của người lính không khuất phục trước khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, ông Huy đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của người dân ở địa phương để xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế, làm giàu chính đáng.

 

Sau 6 năm nuôi gà lai Đông Tảo, đến nay, gia đình ông Huy đã nhân rộng lên 2.000 con với hệ thống chuồng trại khép kín rộng hơn 200 m2 với đầy đủ thiết bị đáp ứng nhu cầu chăn nuôi. Năm 2015, gia đình ông xuất ra thị trường 1.000 con, trung bình mỗi con 2 kg. Với mức giá ổn định 100.000 đồng /kg, gia đình ông đã thu về 170 triệu đồng từ bán gà. Ngoài ra, để tăng gia sản xuất, gia đình ông đã cải tạo vườn tạp rộng 2, 5 ha để trồng sả. Trung bình mỗi năm sả cho thu 2 lứa, năm vừa qua gia đình ông xuất ra thị trường trên 10 tấn sả, lợi nhuận đem lại 60 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn trồng 1.000 gốc bưởi Diễn trên diện tích trồng sả, dự kiến năm 2018 sẽ cho thu hoạch. 

 

Ông Huy chia sẻ: “Trong quá trình xây dựng các mô hình phát triển kinh tế tôi gặp rất nhiều khó khăn, từ thiếu vốn đến thiếu kinh nghiệm, cơ sở vật chất không đảm bảo cho chăn nuôi dẫn đến dịch bệnh ở vật nuôi. Tuy nhiên, gia đình chính là động lực lớn nhất để tôi cố gắng, nỗ lực. Tôi đã học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, tham khảo sách, báo, áp dụng tiến bộ KH -KT vào sản xuất để nâng cao năng suất”.

 

Không những làm kinh tế giỏi, ông Huy còn tích cực tham gia phong trào, hoạt động của các cấp hội tại xã như Hội NCT, Hội CCB... Với những đóng góp của ông, Hội NCT tỉnh đã tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong phong trào “Tuổi cao, gương sáng”, nhiều năm liền gia đình ông được nhận giấy khen “Gia đình văn hóa” và nhiều giấy khen, bằng khen khác.

 

                                                                 

                                                                

                                                               Đức Anh

                                                                  (CTV)

 

 

Các tin khác

Anh Bùi Văn Phương chăm sóc đàn dê của gia đình.
Các sản phẩm dệt may thổ cẩm từ cơ sơ sở gia công của CCB Lò Thị Xiền đã được tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đem lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm.
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Yến, Hiệu trưởng trường tiểu học Phúc Tuy (Lạc Sơn) có thành tích tiêu biểu trong phong trào hiến máu nhân đạo  với 19 lần tham gia.

Cựu chiến binh Đỗ Tùng Lâm - tiên phong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Được lãnh đạo UBND xã Tử Nê (Tân Lạc) giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình CCB Đỗ Tùng Lâm ở xóm 3. Vừa bước vào cổng đã thấy vườn bưởi xanh tươi, rợp bóng mát, lúc lỉu quả hứa hẹn 1 vụ bội thu. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, ông Lâm tâm sự: “Năm 1966, tôi tình nguyện lên đường nhập ngũ chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên và bị thương ở đó. Năm 1974, tôi trở về địa phương công tác ở Tỉnh đội rồi sau đó chuyển ngành. Năm 1991, tôi về hưu và tham gia công tác ở xã cho đến nay”. Với cương vị là ủy viên UBKT Đảng ủy, UV BCH Hội CCB xã, Bí thư chi bộ xóm 3, ông luôn gương mẫu, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Đổi đời từ niềm đam mê cây cảnh

(HBĐT) - “Chơi cây cảnh là một nghệ thuật, buôn nghệ thuật không hề dễ. Niềm đam mê cháy bỏng sẽ tạo ra một tác phẩm nghệ thuật thật đẹp mang lại ý nghĩa nhân văn cao cả. Trồng cây mang đến “sự cát tường” cho gia đình, xóm làng. Cây mang lại lá xanh, hoa đẹp và cũng từ đó hình thành nên một phần cốt cách làm người, tạo nên triết lý sống thảnh thơi”. Đó là những tâm sự của anh Đặng Đình Tiến, xóm Đồng Chanh, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn), một người đam mê và tâm huyết với cây cảnh.

Người tiêu biểu hiến đất làm đường giao thông nông thôn ở xã Yên Lập

(HBĐT) - Yên Lập là xã vùng cao của huyện Cao Phong, cơ sở hạ tầng, đời sống người dân còn khó khăn. Tuy nhiên, thực hiện chương trình xây dựng NTM, đặc biệt là phong trào hiến đất làm đường GTNT đã được nhân dân tích cực hưởng ứng. Tiêu biểu hiến nhiều đất nhất xã phải kể đến gia đình cựu chiến binh Bùi Thanh Xuân ở xóm Chầm đã hiến 500 m2 đất thổ cư.

Chi hội trưởng phụ nữ làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Trời tháng 5 nắng nóng, chị leo đồi cùng công nhân phát dọn vườn đồi, chăm sóc cây trồng; cùng xúc đá, trộn bê tông làm gạch với anh chị em trong xưởng sản xuất gạch bê tông của gia đình; trên môi luôn mỉm cười, trò chuyện thân mật với mọi người... Đó là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi gặp chị Hà Thị Hoa, dân tộc Mường, sinh năm 1972 ở xóm Máy, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) - chi hội trưởng chi hội phụ nữ gương mẫu, tấm gương phụ nữ nhanh nhẹn, quyết đoán đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, tạo việc làm thêm cho hàng chục công nhân, lao động.

Bùi Văn Huế - thanh niên nông thôn tiêu biểu vượt khó, làm giàu

(HBĐT) - Dám nghĩ, dám làm, kiên trì, bền bỉ vượt qua mọi khó khăn, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và thành công để giúp cộng đồng cùng phát triển. Đó chính là phẩm chất và bản lĩnh giúp đoàn viên Bùi Văn Huế, sinh năm 1989 ở xóm Đảng 1, xã Chí Thiện (Lạc Sơn) vươn lên trong nghèo khó để làm giàu trên vùng đất quê hương mình với thu nhập bình quân khoảng 700 triệu đồng/năm từ nuôi gà thả vườn, ấp trứng gà ri và cung ứng thức ăn gia súc. Từ kết quả đó, Bùi Văn Huế là một trong những tấm gương điển hình, tiêu biểu trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của huyện Lạc Sơn.

Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

(HBĐT) - Quyết tâm không để cái nghèo đeo bám cuộc sống gia đình, bà Bùi Thị San, sinh năm 1967, dân tộc Mường ở xóm Liên Phú 2, xã An Lạc (Lạc Thủy) đã tích cực học hỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, vươn lên làm giàu. Bà vừa làm kinh tế giỏi, vừa nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ chị em phụ nữ cùng phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục