Nhiều năm làm việc trong ngành ngân hàng, gắn bó với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, thấu hiểu khó khăn của người dân, anh Đặng Hoàng Hoán, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cao Phong luôn tận tâm, trách nhiệm với nghề, góp phần đưa nguồn vốn chính sách đến với người dân, giúp dân thoát nghèo.

Bí thư Đoàn Thanh niên người dân tộc Mường năng động phát triển kinh tế

Với vai trò là Bí thư Đoàn Thanh niên xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình), đồng chí Nguyễn Tất Tài không chỉ nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, mà còn tích cực học hỏi, phát triển kinh tế từ mô hình nuôi ốc nhồi. Sau gần 2 năm, mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế và được nhân rộng ra một số hộ trong xã.

Nông dân các dân tộc thiểu số huyện Kim Bôi thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều hội viên nông dân huyện Kim Bôi, nhất là hội viên người dân tộc thiểu số (DTTS) đã và đang khai thác tiềm năng, thế mạnh ở địa phương để vươn lên làm giàu.

Huyện Mai Châu: Đồng bào dân tộc thiểu số vượt lên đói, nghèo nhờ vốn ưu đãi

Những năm qua, nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Mai Châu đã vượt lên khó khăn, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Vườn mẫu tiêu biểu của nông dân người dân tộc Mường

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu của huyện Lương Sơn xuất hiện nhiều mô hình vườn mẫu, vườn đẹp. Trong đó, tiêu biểu là mô hình vườn mẫu của gia đình nông dân Nguyễn Văn Điền, dân tộc Mường ở xóm Suối Sếu A, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn). 

Huyện Đà Bắc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao

Huyện Đà Bắc có 5 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 90%, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 14%. Những năm qua, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao được chú trọng, là tiền đề để đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện vùng cao này.

Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư, hỗ trợ vùng dân tộc, miền núi nhằm giúp đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Nhờ vậy, KT - XH vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển khá toàn diện.

Huyện Cao Phong: Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,48%/năm

Tiếp tục nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, góp phần cải thiện sinh kế, giúp các hộ dân tộc thiểu số nghèo vươn lên, 5 năm qua (2019-2024), huyện Cao Phong đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo. Trong đó, dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và dự án Hỗ trợ phát triên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Quan tâm thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, bảo vệ và phát triển rừng gắn với sinh kế ổn định cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình tập trung triển khai thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Qua đó, mở ra hướng đi mới, vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Xã Cuối Hạ huy động nguồn lực chăm lo đời sống hộ dân tộc thiểu số nghèo

Với điều kiện kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) tập trung ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, khuyến khích duy trì một số ngành nghề truyền thống. Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được đẩy mạnh thông qua thực hiện các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, huy động các nguồn lực chăm lo đời sống hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Xã Thành Sơn tạo sinh kế cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thành Sơn là xã đặc biệt khó khăn được sáp nhập từ 3 xã vùng cao của huyện Mai Châu. Xã cơ bản là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm hơn 60%, dân tộc Mường chiếm hơn 30%. Thực hiện chính sách dân tộc, trong 2 năm qua, Thành Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đồng bào dân tộc nơi đây tiếp cận giống, vốn, khoa học kỹ thuật phát triển sản xuất, ổn định kinh tế.

Giữ nếp nhà sàn Mường

Theo số liệu thống kê vào những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, kiến trúc nhà sàn truyền thống trên địa bàn tỉnh Hoà Bình chiếm tới 80%. Đến năm 1999, số gia đình người Mường có nhà sàn còn 35%. Hiện nay, số gia đình người Mường có nhà sàn chỉ còn khoảng 10% nhưng nhiều nhà sàn trong số đó đã xuống cấp. Với mong muốn tiếp tục giữ nếp nhà sàn, các gia đình đã sử dụng chất liệu gạch và bê tông để làm nhà sàn. Trong đời sống sinh hoạt cũng như văn hóa truyền thống của đồng bào Mường, nhà sàn không chỉ là biểu trưng cho tình cảm, lối sống của một tộc người, mà còn được coi là "bảo tàng nghệ thuật sống” đi theo cùng năm tháng, được truyền từ thế hệ trước cho đến ngày nay.

Toàn tỉnh có 73 lễ hội truyền thống của các dân tộc được duy trì tổ chức

Trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân, lễ hội là một phần không thể thiếu, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của cộng đồng từ lâu đời. Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, vừa độc đáo, vừa phong phú. Bên cạnh nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng thì lễ hội còn có vai trò quan trọng là bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc.

Chính sách dân tộc góp phần ổn định cuộc sống người dân xã Mỹ Thành

Mỹ Thành là 1 trong 13 xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn. Xã có 988 hộ với 4.571 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 99%, chủ yếu là người Mường. Ngoài ra, trên địa bàn xã có 54% đồng bào theo đạo Công giáo, tập trung chủ yếu tại các xóm: Riệc, Sỳ và Đồi Cả.

Hợp tác xã Thành Công: Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Mường

Nhằm mục tiêu hợp tác, tương trợ lẫn nhau, tạo việc làm cho lao động nông thôn trong lĩnh vực đan lát thủ công mây tre đan, dệt thổ cẩm truyền thống, may công nghiệp, tạo việc làm cho các thành viên, năm 2019, Hợp tác xã (HTX) Thành Công, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) được thành lập. Trong quá trình hoạt động, HTX triển khai hiệu quả mô hình "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mây tre đan, sản phẩm dệt thổ cẩm, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Mường”.