(HBĐT) - Những năm qua, huyện Mai Châu tập trung chuyển đổi diện tích đất lúa thiếu nước, không hiệu quả sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Điều này vừa giúp người dân nâng cao thu nhập vừa phát huy hiệu quả sử dụng đất sản xuất.



Người dân xóm Đồng Uống, xã Mai Hạ (Mai Châu) chăm sóc dưa hấu trồng trên diện tích đất lúa chuyển đổi. 

Nhiều năm trở lại đây, cứ sau kỳ nghỉ Tết cổ truyền, về Mai Châu lại thấy không khí nô nức xuống đồng của bà con. Không chỉ cấy lúa đơn thuần như trước, nhiều năm trở lại đây, người dân chú trọng chuyển đổi những diện tích đất lúa kém hiệu quả, thiếu nước, đất lúa một vụ sang trồng các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Như bí xanh, bí lấy hạt, mướp đắng lấy hạt, các loại rau màu, nổi bật là dưa hấu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Dưa hấu cũng chính là cây trồng minh chứng cho hiệu quả thiết thực của chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện.

Mai Hạ là xã tiêu biểu của huyện trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, với sản phẩm dưa hấu Mai Hạ đã có thương hiệu trên thị trường. Về Mai Hạ những ngày này có thể thấy nhiều diện tích lúa đã được chuyển sang trồng dưa hấu và các cây màu khác. Đưa chúng tôi đi thăm cánh đồng sản xuất của xóm Đồng Uống, Phó Chủ tịch UBND xã Mai Hạ Vì Thị Thanh cho biết: Những năm qua, diện tích trồng dưa hấu và các loại rau màu khác trên địa bàn xã giữ vững ổn định khoảng 47 ha. Đây là diện tích đất không đủ nước, hoặc sản xuất kém hiệu quả được bà con chuyển đổi trồng dưa hấu. Từ khi có thương hiệu, dưa hấu Mai Hạ được tư thương thu mua tận ruộng, nhiều hộ dân thu được vài chục triệu đồng chỉ với 2.000 - 3.000 m2 đất. Hiệu quả kinh tế cây dưa hấu đem lại cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Có diện tích đất ruộng hơn 5.000 m2, trước đây gia đình ông Vì Văn Cường, xóm Đồng Uống chỉ cấy lúa. Khi một số ruộng thiếu nước chuyển sang trồng ngô. Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, ông chuyển phần lớn diện tích đất ruộng này sang trồng các loại cây khác. Ông Cường cho biết: Mấy năm qua, gia đình duy trì trồng một số cây như bí, mướp đắng lấy hạt, dưa hấu, còn lại hơn 1.000 m2 thì cấy lúa. Nếu trồng các loại cây lấy hạt chúng tôi ký hợp đồng với bên bao tiêu sản phẩm, còn trồng dưa hấu đầu ra cũng rất thuận lợi. So với trồng lúa hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn nhiều lần nên thu nhập ngày một ổn định hơn.

Đồng chí Trần Mạnh Tân, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Vụ chiêm xuân 2022, huyện chuyển đổi 66 ha đất lúa không đảm bảo nước tưới, ruộng kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đó, diện tích trồng dưa hấu 61,3 ha, tập trung ở xã Mai Hạ (44,3 ha), Vạn Mai (17 ha). Từ thực tế về hiệu quả của chuyển đổi cơ cấu những năm trước, năm nay, huyện tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế. Ngoài cây chủ lực như dưa hấu, vụ này, toàn huyện trồng thêm hơn 10 ha bí xanh và các loại cây rau màu khác. "Những năm qua, người dân trên địa bàn huyện đã cơ bản chuyển đổi hết diện tích đất lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nguồn nước. Nhiều hộ dân chủ động chuyển đổi cả diện tích đất lúa hai vụ sang làm màu vì hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn hẳn trồng lúa. Nếu như xã Mai Hạ, Vạn Mai đã nhiều năm trồng dưa hấu, các loại bí thì xã Xăm Khoè, Mai Hịch phát triển mạnh về trồng rau. Các sản phẩm do bà con làm ra cơ bản tiêu thụ thuận lợi, hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu là dưa hấu, từ năm 2020, huyện đã xây dựng sản phẩm dưa hấu sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, có tem truy xuất nguồn gốc, nhiều năm cung không đủ cầu” - đồng chí Trần Mạnh Tân cho biết thêm.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích đất lúa đã chuyển đổi, huyện tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật cho người dân, đưa vào sản xuất đa dạng hơn giống cây trồng phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương và nhu cầu thị trường.


Viết Đào

Các tin khác


Nông dân huyện Mai Châu bảo vệ sản xuất trong điều kiện giá rét kéo dài

(HBĐT) - Những ngày này, bất chấp thời tiết rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống sâu còn 8 - 100C, nông dân huyện Mai Châu vẫn tích cực bám đồng, chăm sóc cây trồng, theo dõi đàn vật nuôi nhằm có biện pháp khắc phục kịp thời, bảo vệ sản xuất.

Những dự án trồng rừng còn nhiều tồn tại cần khắc phục

(HBĐT) - Những dự án trồng rừng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất lâm nghiệp, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ môi trường, thúc đẩy kinh tế nông, lâm nghiệp phát triển. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án chậm, chưa hiệu quả, còn nhiều vấn đề cần khắc phục đã được cơ quan chức năng chỉ ra.

Vùng cao Đà Bắc căng mình chống rét cho vật nuôi

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú ý tỉnh, từ ngày 19 - 21/2, do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại, trên địa bàn tỉnh có nhiều trâu, bò bị chết rét. Trong đó, huyện Đà Bắc bị thiệt hại nặng nhất. Trước những diễn biến tiếp tục bất lợi, người dân huyện vùng cao Đà Bắc đang căng mình để phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc, nhất là trâu, bò.

Huyện Mai Châu: Cải thiện mạng lưới hạ tầng giao thông nông thôn

(HBĐT) - Những cách trở, gian nan nơi vùng cao Hang Kia (Mai Châu) đã được rút ngắn khi mới đây, tuyến đường liên xã Pà Cò - Hang Kia cơ bản hoàn thành việc nâng cấp và mở rộng, phục vụ phát triển KT-XH của địa phương. Theo chị Vàng Y Sai, xóm Hang Kia, xã Hang Kia, trước đây, tuyến đường này xuống cấp, nền đường bê tông bị vỡ. Hiện tại, đường sá thông thương, mở rộng giúp việc đi lại êm thuận, quan sát dễ hơn. Với lợi thế điểm đến khám phá, trải nghiệm văn hoá, du lịch, nhờ sự cải thiện hạ tầng giao thông mà khách ngày càng đông hơn, thúc đẩy hoạt động du lịch, dịch vụ địa phương phát triển.

Huyện Lương Sơn: Khắc phục khó khăn để giành thắng lợi vụ chiêm xuân

(HBĐT) - Sau Tết Nguyên đán, dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại huyện Lương Sơn, đây cũng là thời điểm nông dân trong huyện bước vào sản xuất vụ chiêm xuân. Với quyết tâm giành thắng lợi trong sản xuất, nông dân nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành kế hoạch sản xuất, đạt hiệu quả cao nhất.

Huyện Lạc thủy: Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Những năm qua, để tạo khởi sắc cho tam nông, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thuỷ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hiệu quả, triển khai các giải pháp đồng bộ đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) để nâng cao thu nhập cho nông dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục